Có nhiều người viết chữ xong giải nghĩa với khách:
- Đây là chữ Đức, nghĩa là anh có đức trọng thì sẽ có niên trường thọ
- Đây là chữ Tâm nếu anh có tâm khoan thì phúc tự lai?!? Ủa vậy tâm đức là cái gì?
Thư pháp chữ Đức |
Vấn đề giải nghĩa khi xin chữ không còn xa lạ với nhiều người, nhưng câu hỏi đặt ra là xin chữ rồi thì ông đồ có phải giải thích ý nghĩa không lại là điều mà nhiều người thắc mắc.
Chữ Tài |
Trong văn hoá dân tộc, việc cho và xin chữ ngày xưa người ta thường sử dụng chữ Hán- Nôm để trao tặng, vì đa phần người xin chữ không có điều kiện học tập, dân đói khổ, thiếu trường lớp bài bản, nạn mù chữ xuất hiện rộng khắp các địa phương nên những tay viết chữ thường sẽ phải giải thích rõ ý nghĩa, nội hàm cho người xin.
Trong thời đại ngày nay, đa phần mọi người có học, có hành, nhưng lại ít người viết tới những khái niệm, ý nghĩa của các chữ có âm Hán, giả sử như nhiều người không hiểu ý của chữ “quy củ” mặc dù sử dụng trong thực tế rất nhiều. Nên mong muốn được giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa, cách dùng vẫn còn là điều khá mới mẻ, đa phần chỉ là sử dụng một cách vô thức, mơ hồ, trong nhiều hoàn cảnh lại sử dụng sai từ ngữ dẫn tới hiểu lầm, hiểu sai sự việc.
Chữ Tâm thư pháp |
Vào các dịp lễ tết, tôi vẫn thấy nhiều người viết chữ không giải thích nghĩa chữ cho người xin, một phần vì có thể người xin không hỏi, hoặc họ không muốn nói hoặc có khi cũng không biết để mà nói. Như trường hợp trên đầu bài, có những người còn giải thích vô cùng khó hiểu, lòng vòng và đôi khi là giải thích mà như không giải thích.
Đọc thêm bài viết về chữ Lộc TẠI ĐÂY!
Vậy giải thích ý nghĩa như thế nào cho đúng?
- Phải dựa vào trình độ của đối tượng để giải thích, ví như đối với một đứa trẻ, phải lấy những từ ngữ giản đơn nhất, gần gũi với trẻ con, với tất cả mọi người.
- Nội hàm ý nghĩa của từ được giải nghĩa phải là các từ mới chứ không thể là chính nó. Ví dụ như khi giải nghĩa chữ Lộc ta nên giải nghĩa nó là điều lành bằng vật chất,… chứ không thể nói “lộc là lộc bất tận hưởng, lộc là một trong ba chữ phúc lộc thọ” như thế lại càng khiến người nghe khó hiểu hơn
- Giải thích chữ nên lấy nhiều phương pháp, hình ảnh, ví dụ, kể truyện để giảng giải. Như vậy, đối với những người viết chữ và tặng chữ, ta có thể thấy việc luyện tập đường nét thôi đôi khi là chưa đủ, bên cạnh đó, bản thân phải tự trau dồi về vốn từ, hiểu biết về ngôn ngữ thì mới có thể biết rõ, năm rõ được cách thể hiện con chữ sao cho tốt nhất.
Một vài dòng chia sẻ với bạn đọc, rất mong được đóng góp thêm.
Liên hệ thư pháp Thanh Phong qua:
Fanpage: Thư pháp Thanh Phong
Sđt: 0395 021 559
Thư pháp Thanh Phong hiện đang mở nhiều dịch vụ viết thư pháp theo yêu cầu tại một số tỉnh thành phía Bắc như Nam Định, Tuyên Quang,... để mọi người biết dịch vụ viết chữ nhiều hơn.
Chúc bạn luôn an lạc và thành công trong cuộc sống.