Việc đặt tên tự, tên hiệu của người viết chữ.

 Xin chào quý vị và các bạn đã quay trở lại với blog của thư pháp Thanh Phong.

Và trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về cách đặt tên tự và tên hiệu cho những tác giả viết chữ thư pháp.

Tên hiệu và danh hiệu

Theo người xưa thì cái tên khi mà chúng ta mới được sinh ra được đặt cho là tên khai sinh ban đầu.


Cha mẹ thường đặt cho chúng ta một cái tên, theo quan niệm người xưa thì đứa trẻ khi ở độ tuổi nhất định hoặc tròn một số ngày được sinh ra nhất định thì sẽ được đặt tên.

Cái tên này thường là những cái tên xấu vì theo quan niệm của người xưa, những cái tên xấu sẽ giúp cho con cái dễ nuôi và không bị bệnh tật.

Khi đã trưởng thành, có nhận thức, Những người này mới tự đặt tên cho mình và những cái tên này được gọi là tên tự.

Bạn có thể xem bài viết sau đây để tìm hiểu thêm: https://www.google.com.vn/amp/s/nghiencuulichsu.com/2017/01/03/tim-hieu-ve-danh-tu-hieu-cua-nguoi-xua/amp/


Tên tự thì là một cách đặt tên theo chữ và nó thường bổ nghĩa hoặc là giúp làm nổi bật hơn cho tên gốc. Còn tên hiệu được đặt thường để chỉ cho nơi ở, quan điểm sống. 

Quan niệm xưa, những người gọi đích danh tên khai sinh chỉ có thể là người trên gọi kẻ dưới, như cha mẹ, quân chủ, vua gọi bề tôi, còn người bình thường như bạn bè, cấp dưới mà gọi tên khai sinh thì bị xem là bất nhã. Thay vào đó, bạn bè, người ngang hàng có thể gọi bạn theo tên tự hoặc tên hiệu để thể hiện sự tôn trọng.


Đối với những người viết chữ hiện nay, người ta thường đặt một cái tên để làm danh hiệu cho con chữ của họ (mang tính chất thương mại nhiều hơn), giống như bản thân mình hiện nay tên thật của mình là Khắc Sáng, nhưng mình lại lấy danh hiệu là Thanh Phong với mong muốn là người họ Bùi tự toả sáng và có sự mát mẻ của những ngọn gió trong lành.


Việc đặt tên cho những người học viết chữ thư pháp



Mình nhận thấy một số người mới bắt đầu viết chữ thư pháp đã bắt đầu sử dụng tên hiệu, việc làm này một phần là để khẳng định vị trí của mình trong thư đàn, tuy nhiên có một số điều mà mình thấy không nên, ví dụ như:

  • Sử dụng tên quá chung chung
  • Sử dụng những tên quá khoa trương
  • Không có hỗ trợ hoặc bổ nghĩa cho tên khai sinh
  • Tên quá dài gây khó nhớ


Các bạn nên lưu ý rằng, khi chúng ta lựa chọn một cái tên, chúng ta nên lựa chọn những cái tên nào nó dễ nhớ, gần gũi với tên khai sinh, thể hiện được tư tưởng của cá nhân, giúp người khác định hình được phong cách của bản thân hoặc hiểu được bản thân mình hoặc giới thiệu một phần nào đó về bản thân của tác giả. Cái tên có thể đặc biệt một chút để tránh trùng lặp với những tác giả khác.


Trong thời điểm ngày nay, tên khai sinh của chúng ta thường được đặt rất đẹp, nên đôi khi người ta không cần tên tự hay tên hiệu nữa, tuy nhiên, mình nghĩ những cái tên đẹp bao giờ cũng sẽ có rất nhiều người đặt, và sự trùng lặp có thể dễ dàng xuất hiện. Để tránh điều này, ta nên đặt thêm tên tự để người ta phân biệt được tốt hơn. 

Dựa vào bài viết trên đây, mình hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn một phần nào đó những kiến thức liên quan đến cái tên của những người viết chữ, gợi ý cho các bạn được những điều chung nhất về việc đặt tên.



Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn