Chuyên đề - Thơ đường - Thể loại và cách luật


Có thể nói, đến thời Đường, nền thi ca Trung Quốc đã hoàn thiện đỉnh cao và ảnh hưởng tiếp nối suốt thời gian dài sau này. Không những chỉ ở Trung Hoa, mà còn ảnh hưởng chung đến nền thi ca nói riêng cũng như văn chương nói chung của các nước đồng văn lân cận, trong đó có Việt Nam.


Nhân Mỹ học đường trân trọng giới thiệu tới toàn thể quý Giảng sư, quý Học viên chuyên đề đặc biệt "Thơ Đường - Thể loại và cách luật", được trình bày bởi Dịch giả - Nhà nghiên cứu - Thư pháp gia Châu Hải Đường Lê Tiến Đạt. Đây là hoạt động khoa học nằm trong chuỗi sự kiện hướng tới Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Học đường! 

Chuyên đề "Thơ đường - Thể loại và cách luật"

Vào ngày 11/10/2020, tại Chùa Mễ Trì Thượng, lớp Nhân Mỹ Học Đường đã long trọng tiếp đón dịch giả - nhà nghiên cứu - Thư pháp gia Châu Hải Đường (Lê Tiến Đạt) tham gia buổi tọa đàm mang tên Chuyên đề "Thơ đường - Thể loại và cách luật".

Tôi được vinh dự là một thành viên của buổi tọa đàm này.



Chuyên đề "Thơ đường - Thể loại và cách luật"



Trong thời gian một buổi sáng được lắng nghe những chia sẻ quý báu từ phía dịch giả, thư pháp gia Châu Hải Đường về chuyên đề Thơ đường, tôi đã có thêm nhiều hơn những kiến thức, kinh nghiệm liên quan tới bộ môn này.
Chuyên đề "Thơ đường - Thể loại và cách luật"
Với những cách thức để cấu tạo nên một bài thơ đường, những lỗi sai dễ mắc phải và những bài thơ mẫu phổ biến, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường Lê Tiến Đạt đã mang lại cho tôi và những người tham gia buổi tọa đàm những trải nghiệm vô cùng lí thú.

Làm thơ đường và biết tới thơ đường trong xã hội ngày nay

Có thể nói rằng, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển mạnh như hiện nay, việc con người chúng ta tìm tới những giá trị văn hóa nghệ thuật hàn lâm dường như đã giảm đi đáng kể, tuy nhiên, số lượng người thích thú, dành thời gian để nghiên cứu và vui chơi với những nét đẹp văn hóa thì nhiều không kể xiết.
Chuyên đề "Thơ đường - Thể loại và cách luật"

Bằng tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật thư pháp cũng như nghiên cứu về thơ ca, tôi được biết tới nhà dịch giả Châu Hải Đường với nhiều công trình dịch thuật phong phú, đa dạng và có nhiều sản phẩm sách rất được nhiều người yêu thích như mới đây nhất là cuốn "Đường Thi Họa Phổ".
Chơi chữ và chơi thơ là một trong những thú chơi của văn nhân, nghệ sĩ thời xưa, đó là những thú chơi vô cùng tốn kém không chỉ về thời gian mà còn về công sức.

Ít ai có thể biết được, để làm một bài thơ người ta phải suy nghĩ nhiều thế nào từ việc lên ý tưởng, chọn lựa từ ngữ, sử dụng cách gieo vần, tính toán cho đúng luật lệ, thể thức để làm bật được cái trí tuệ, cái học rộng hiểu nhiều của mình trong từng vần thơ, từng con chữ.

Qua buổi tọa đàm, được lắng nghe, được biết đến những điều này, tôi lại càng cảm thấy mến phục tài năng của những người xưa, và càng thêm trân quý công sức của những người đương thời đang cố gắng gìn giữ, bảo tồn và phát triển những nét đẹp văn hóa nghìn năm.

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn