Cửa hàng nào mà bạn hay lui tới, quán ăn nào mà bạn hay ghé thăm? Ở đó có những gì? Người ta bày biện đẹp? Hay là do chất lượng sản phẩm của người ta cung ứng cho bạn những trải nghiệm mà bạn cảm thấy hết sức ưng ý? Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu đến cho các bạn, đặc biệt là những nhà thư pháp trong tương lai đang muốn mở một website để bán hàng và thu hút người dùng.
Một bài viết giới thiệu chi tiết cách để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng của bạn.
Trải nghiệm khách hàng là gì?
Trước hết, ta cần phải hiểu rằng trải nghiệm của khách hàng chính là cảm giác của họ khi ghé thăm cửa hàng, truy cập vào website hoặc khi họ gọi điện cho bạn, những cảm giác ấy được tạo ra bởi những thông tin mà bạn cung cấp, qua những hàng hóa, sự chăm sóc, cách thức hỗ trợ, tính năng mà sản phẩm của bạn mang lại cho người dùng.Mục đích chính yếu của trải nghiệm người dùng không gì khác đó là kích thích tỉ lệ mua hàng và khiến cho khách hàng quay lại mua thêm nhiều lần nữa.
Một vài ví dụ mô tả về trải nghiệm khách hàng.
Quán ăn của ông B gần hơn với vị trí của khách hàng hơn quán ăn của ông A. Vì vậy khách hàng lựa chọn quán của ông B để tới vì trải nghiệm tiện lợi mà cửa hàng ông B mang lại.Tuy nhiên sau một thời gian, khách hàng nhận thấy rằng quán A có kiểu bài trí rất đẹp, thời thượng và sang chảnh, vậy nên khách hàng quyết định đến quán A nhiều hơn thay vì quán của ông B. Điều này là do trải nghiệm về thẩm mĩ của khách hàng được bên A hỗ trợ tốt hơn.
Lại sau một thời gian nữa. Khách hàng nhận thấy rằng bên B hỗ trợ sản phẩm tốt hơn hẳn mà giá cả lại rẻ hơn so với bên A gấp nhiều lần, thế là khách hàng lại chạy sang bên B.
Bạn thấy đó, trải nghiệm người dùng là một yếu tố rất quan trọng khiến khách lựa chọn xem đâu là điều mà khách hàng sẽ cần khi mua hàng.
Từ những công ty có quy mô lớn cho đến những đơn vị, cá nhân nhỏ lẻ nếu muốn kinh doanh thành công, đều cần phải biết đến vấn đề trải nghiệm người dùng để kích ứng tối đa lợi nhuận.
Trải qua thời gian, không chỉ riêng những cửa hàng thực tế mà đến ngay cả những gian hàng ảo, những website, những blog bán hàng hiện nay cũng đều chú ý tới điều này.
Thiết kế website phải đẹp, tốc độ tải trang phải nhanh, cách thức thể hiện và bài trí những sản phẩm cũng phải thật gọn gàng, ngăn nắp, dễ hiểu, dễ nhớ và tạo được ấn tượng, cũng như những nét nổi bật riêng.
Vậy làm thế nào để tạo ra được trải nghiệm khách hàng. Dưới đây là một số phương pháp chính yếu.
1. Xác định mục tiêu mà khách hàng mua sản phẩm của bạn.
Trước khi bạn muốn tăng cường và cải thiện trải nghiệm của người khác, bạn cần hiểu rằng khách hàng đến với trang web, hay cửa hàng của bạn là vì mục đích gì? Lí do gì mà khách hàng tới cửa hàng của bạn thay vì tới những cửa hàng khác có cùng loại hình dịch vụ và sản phẩm y chang.Ví dụ như thư pháp Thanh Phong, khách hàng mua tranh của tôi và chữ thư pháp của tôi là bởi vì khách hàng nhận thấy rằng tôi là một người có kinh nghiệm lâu năm, có một cốt cách tốt để người ta mua chữ hoặc có một dịch vụ hậu mãi rất tuyệt vời, giao hàng nhanh chóng hoặc giá cả rất phải chăng.
Đó chính là những mục tiêu mà khách hàng cần có khi tới cửa hàng của bạn.
Chính vì thế, hãy thử viết ra một vài những điểm hay ho về lý do mà người ta sẽ đến với bạn, mục tiêu của họ là gì nhé.
Nhìn chung thì khách hàng sẽ có những trải nghiệm chủ yếu như sau:
- Cảm giác tiện lợi (một sản phẩm có nhiều chức năng)
- Tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm tiền bạc
- Tiết kiệm sức lực
- Thích thú, chạy theo trào lưu (chụp ảnh, chia sẻ, check in …)
2. Xác định những điểm tiếp xúc tạo ra trải nghiệm tuyệt vời
Như chúng ta đã biết, trên cơ thể con người có năm giác quan chính yếu, đó là thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác, thị giác và đôi khi người ta còn nói về một giác quan thứ 6 thế nhưng tôi sẽ không nói về giác quan thứ 6 trong bài viết này.Điều mà bạn cần quan tâm nhất trong phần này đó chính là làm thế nào để giúp cho thương hiệu, hoặc sản phẩm của bạn có thể nổi bật trong mắt người dùng và đáp ứng được những mục tiêu mà khách hàng mong muốn trong phần 1.
Ví dụ như bạn đang muốn đánh mạnh vào trải nghiệm người dùng khi đến trang thư pháp của bạn thông qua thị giác với trải nghiệm tiện lợi bạn có thể tối ưu về tốc độ tải trang, hoặc xây dựng một số tính năng tìm kiếm sản phẩm thông minh trên trang website để khách hàng dễ dàng tìm kiếm những sản phẩm hơn.
Đối với những người viết thư pháp, tôi hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về việc xây dựng website, hoặc cửa hàng thư pháp của mình ngày một phát triển hơn, tạo cho khách hàng những trải nghiệm lý thú và đẹp đẽ hơn để góp phần giúp cho nền thư pháp Việt mau chóng phát triển lên tầm cao mới.
Trên bao giờ hết, việc cải thiện trải nghiệm khách hàng xuất phát từ chính sự mong mỏi của bản thân bạn “PHẢI CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG NHỮNG SẢN PHẨM GIÁ TRỊ NHẤT” thì khách hàng mới quay lại với bạn nhiều hơn.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút