Viết thư pháp cần những gì?

Viết thư pháp
Nếu bạn đang có nhu cầu học viết chữ thư pháp hoặc đang mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật thư pháp Việt Nam hiện nay, thì bài viết này tôi thực hiện dành riêng cho bạn.

Trong thời điểm hiện tại, phong trào viết chữ thư pháp đang ngày càng được nhiều người biết đến, với những cách viết độc đáo, sáng tạo đã kế thừa nhiều thành tựu của những người viết chữ trong quá khứ, nghệ thuật thư pháp Việt hiện nay đã có nhiều những công trình hết sức độc đáo, đa dạng được nhiều người biết đến.

Chính những điều này đã khiến cho nhu cầu tìm hiểu và học tập bộ môn nghệ thuật vô cùng mới mẻ này trở nên ngày một nhiều. Chính vì thế, có nhiều người đã hỏi tôi rằng “Viết thư pháp cần những gì?”

Điều đầu tiên, tôi muốn nói với mọi người rằng:

Viết thư pháp cần cái tâm

Tôi đã từng thấy rất nhiều người lao vào thư pháp để học tập và rèn luyện nhưng rồi chỉ được một thời gian là đã bắt đầu cảm thấy nản, chán và bỏ tập. Vấn đề ở đây không phải vì họ không yêu thích bộ môn thư pháp chữ Việt mà bởi vì họ không có đủ cái tâm để theo đuổi nó tới cùng.
Viết thư pháp

Niềm đam mê rất quan trọng, nó khiến cho bản thân mỗi chúng ta cảm thấy mong chờ mỗi ngày được đến đúng khung giờ tập luyện là lôi sách vở ra tập tô, tập viết. Thiếu đi niềm đam mê, coi như bạn thiếu đi 90% thành tựu.

Đối với những người mới bắt đầu học tập thư pháp, tôi luôn luôn nhắc nhở và mong muốn mọi người phải thường xuyên tự kiểm điểm bản thân mình, tự nghĩ xem vì sao mình bắt đầu tập viết chữ. Vì mặc dù thư pháp Việt có thể đem lại cho bạn rất nhiều những lợi ích (như tu tâm dưỡng tính, tự tạo ra những tác phẩm đẹp, giao lưu, kết thêm được nhiều mối quan hệ với những người có học vấn, có trình độ uyên thâm,..) thế nhưng nó cũng có thể lấy đi của bạn nhiều thứ (như thời gian, tiền bạc, công sức,…) nếu như bạn không có đủ niềm đam mê.

Viết thư pháp cần dụng cụ 

Mỗi người học viết thư pháp thì đều cần phải có thứ nhất đó là một bộ văn phòng tứ bảo (gồm nghiên mực, bút viết, giấy hoặc các chất liệu tập luyện và mực viết).

Mặc dù chúng ta vẫn thường nghe thấy trong những câu chuyện dân gian người ta có thể học viết thư pháp bằng những dụng cụ đặc biệt (như phấn, như gạch, hoặc viết trên cát,…) nhưng trong thời điểm hiện tại, khi mà những bộ văn phòng tứ bảo có giá giao động rất rẻ, chỉ từ 100 nghìn đồng thì việc bạn có thể tự mình lựa chọn và sắm cho mình được những dụng cụ cần thiết là vô cùng đơn giản.

Địa chỉ tốt nhất để chọn mua các sản phẩm này tôi gợi ý các bạn nên tìm đến một trong những địa chỉ sau:
Viết thư pháp

1. Trên website: Trang facebook có tên “Thư pháp Dụng phẩm”

2. Tại Hà Nội: Tìm đến quán đồ nghề thư pháp của chú Hảo tại số 19 Nguyễn Khuyến.

Đây là hai địa chỉ mà tôi thường xuyên ghé tới nhất vì ở những nơi này người bán có tâm và có rất nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã cũng như chủng loại tha hồ cho những người mới tập lựa chọn.

Viết thư pháp cần có một người thầy

Người ta có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Cũng giống như những bộ môn nghệ thuật khác, muốn học viết thư pháp, chúng ta cũng cần phải có những người thầy giỏi để theo học và lĩnh hội những kiến thức.

Một người thầy giỏi không chỉ mang lại cho bạn sự tiến bộ vượt bậc và lối tư duy đúng đắn khi theo học bộ môn nghệ thuật thư pháp mà còn giúp bạn có thêm nhiều động lực và truyền cho bạn thật nhiều những bài học về nhân sinh quan vô cùng sâu sắc.

Có rất nhiều phương pháp để bạn học tập cũng như rèn luyện thư pháp, cụ thể như bạn có thể theo học các lớp học trực tuyến (các khóa học được tổ chức trên mạng, nhưng thông thường những khóa học này chất lượng không được tốt cho lắm) hoặc tham gia vào các lớp học của các trung tâm đào tạo thư pháp tại gần nơi mình sinh sống.

Nếu như bạn đang tìm kiếm một khóa học hội đủ những điều mà tôi kể ở trên, hãy nhấp vào đường link sau đây để tìm hiểu thêm về khóa học viết thư pháp cho người mới mà tôi đang mong muốn tổ chức trong thời gian tới.

Viết thư pháp cần có bạn bè

Nhiều người chỉ suy nghĩ rằng việc luyện tập và thực hiện một tác phẩm chữ thư pháp chỉ là hoạt động của riêng một mình cá nhân bản thân người viết, nên chẳng cần phải có quá nhiều bạn bè làm gì, điều này là một trong những nhận thức hết sức sai lầm đối với những người học viết thư pháp mới.
Viết thư pháp

Do bạn bè là những người sẽ giúp ta có thêm rất nhiều động lực, cũng như thông tin hữu ích, khả năng tiến bộ nhiều hơn trong tương lai (người ta cũng có câu “học thầy không tày học bạn”) vì thế nên tôi thường khuyên mọi người nên kết giao thêm thật nhiều bạn bè cả trước khi hoặc sau khi bước chân vào tập luyện bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt.

Viết thư pháp cần khó khăn thử thách.

Mặc dù tôi biết bạn sẽ chẳng thấy mấy thích thú khi nghe rằng trong thư pháp cũng cần có những khó khăn, thử thách, nhưng tôi xin phép được nói thẳng với bạn rằng, trong quá trình phát triển và mở rộng của mình, thư pháp Việt cũng gặp phải rất nhiều những vấn đề mà chỉ có những người trong cuộc mới hiểu. Lấy một ví dụ như sự “giống nhau” của đa số những tác phẩm thư pháp đặt ra một yêu cầu đối với những nhà thư pháp hiện đại phải biết “bứt phá” để tìm ra được con đường riêng của mình.

Thế nhưng, việc tìm ra những lời giải cho những khó khăn này không phải chuyện giản đơn, hoặc có thể giải quyết được trong một sớm một chiều.

Rất nhiều người khởi đầu với niềm đam mê, hứng khởi nhưng khi va vấp phải những thử thách như vậy thì trở nên lúng túng, không biết làm thế nào để rồi từ bỏ niềm đam mê.

Lời nói cuối cùng.

Để kết lại cho bài viết này, tôi chỉ xin gửi tới quý vị độc giả một lời nhắn nhủ, rằng nghệ thuật thư pháp là bộ môn rất thú vị, lý thú. Trong lịch sử Việt Nam, bộ môn này đã từng lụi tàn và cũng từng được mọi người khơi lên như một phong trào trong thời gian gần đây. Thế nhưng để xét về tương lai, về sự phát triển hoặc tiếp tục đi vào dĩ vàng thì chúng ta lại phải xét trên một số yếu tố khác, trong đó có sự đóng góp vô cùng to lớn của những người mới bước chân vào học tập. Bởi vậy, có người đã viết một bài thơ, rằng:
Có nhân thời ắt có quả
Khi mà cực thịnh tức là sắp suy
Thịnh suy đâu có xá gì
Có tài có đức việc chi cũng thành
Bài viết trên đây là tất cả những gì tôi muốn nói với quý vị độc giả về vấn đề viết thư pháp thì cần những gì. Tôi hy vọng rằng, những điều này sẽ giúp ích được cho quý vị độc giả trong việc học tập và rèn luyện bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt trong thời gian sắp tới.

Như thường lệ, tôi luôn mong muốn quý vị độc giả sẽ chia sẻ và cùng tôi lan tỏa những giá trị cũng như tạo ra thêm những cơ hội tốt để mọi người cùng nhau trao đổi hoàn thiện hơn về kiến thức trong lĩnh vực thư pháp. Vậy nên, nếu có thể, rất mong  các bạn sẽ chia sẻ bài viết này trên các trang mạng xã hội hoặc để lại một vài bình luận phía dưới bài viết để tôi có thêm động lực thực hiện tiếp những bài đăng tiếp theo.

Thư pháp Thanh Phong thủ bút
Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2018.

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn