Khi cuộc khàng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nổ ra, hàng trăm, hàng triệu người đã hòa chung với niềm tự tôn của dân tộc, độc lập và tự do là một trong những ý nghĩ còn lại duy nhất trong đầu mỗi con người.
“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” là câu nói khiến cho bao nhiêu thế hệ sẵn sàng quyên góp tất cả tài sản và thậm chí là cả tính mạng của mình để đấu tranh cho bằng được.
Tại sao họ không chịu khuất phục?
Như những kẻ biện minh cho bọn bán nước đã từng nói, Mỹ và Pháp là những quốc gia văn minh, tiến bộ, họ mang vào Việt Nam nền văn minh của phương Tây và giúp cho người Việt Nam kế thừa những giá trị tuyệt vời của nhân loại.Chính những người cộng sản đã tự tay phá hoại đi cái gọi là “Hòn ngọc viễn đông” để giờ đây đang ngày một tàn phá nó.
Đối với quan điểm của tôi, thì suy nghĩ trên của những kẻ biện minh cũng chỉ giống như những lời nói sáo rỗng, không có giá trị. Vì sao ư?
Con người Việt Nam hay dân tộc Việt Nam đã có một truyền thống yêu nước từ ngàn đời, và lịch sử cũng đã chứng minh rằng bất cứ kẻ thù nào cho dù là mạnh đến đâu đi chăng nữa cũng chẳng thể nào xâm lược được đất nước này.
Ừ! Vậy thì tại sao lại như thế?
Tôi chỉ có thể nói rằng chính sự đấu tranh không khoan nhượng hay mong muốn vươn lên không chịu đầu hàng, không chịu khuất phục của người Việt đã khiến cho họ có được nền độc lập như ngày nay. Trải qua hàng ngàn năm, người Việt Nam đã học được cái giá của sự khuất phục đó chính là nô lệ, đó chính là sự kìm kẹp, đó chính là bóc lột.Cho dù ở thời đại nào đi chăng nữa. Thì sự khuất phục cũng chỉ mang lại cho con người những niềm đau thương. Chỉ có đấu tranh mới giúp con người mang về hạnh phúc.
Nhìn lại lịch sử
Khi hội nghị Diên Hồng diễn ra, các bô lão cùng nhau đồng thanh hô “Đánh!” thì đó cũng là lúc mà toàn thể đất nước bắt đầu chuyên mình.Khi chủ tịch Hồ Chí Minh phát động lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thì đó cũng là lúc tất cả mọi người từ đàn ông tới đàn bà, từ người già đến trẻ nhỏ đều hiểu rằng chỉ có đấu tranh mới giúp cho đất nước nói chung và bản thân họ nói riêng giành về những điều tốt đẹp.
Khuất phục vốn là sự cam chịu, thế nhưng khuất phục lại chẳng giống như việc phục tùng kỷ luật và trật tự. Một bên là vì không còn sự lựa chọn nào khác nên đành chấp nhận còn một bên là ta có sự chủ động, tự ép mình vào khuôn khổ để trở nên tốt hơn.
Xã hội ngày nay không thể nào không có kỷ luật hay phép tắc, ấy thế mà những kẻ đấu tranh vì cái gọi là “dân chủ”, hay “nhân quyền” lại mong muốn người khác phải phải đứng lên “không chịu khuất phục cường quyền” vì mong muốn bảo vệ cho những kẻ đang ngày đêm chống phá đất nước, làm mất đi sự bình yên, ổn định của xã hội.
Nếu ai cũng muốn nghĩ gì làm nấy thì xã hội cuối cùng sẽ chẳng khác gì một mớ hỗn độn mà trong đó con người không thể có được sự hạnh phúc vì sự lo lắng bản thân sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là bị giết bởi một kẻ nào đó theo “chủ nghĩa tự do” thích sát hại mọi người.
Khuất phục là đau khổ
Khi mà con người nhẫn nhục và chịu đựng rồi tự an ủi mình bằng những suy nghĩ kiểu như “biết làm sao đây, lực tôi đã cùng, sức tôi đã kiệt, tôi chẳng thể nào đấu tranh được” thì có chính là lúc bạn tự thu bé tầm vóc và con người của mình lại.Trong lịch sử đã từng chứng minh có rất nhiều người từng phải chịu đựng những cực nhọc, khổ sở, thậm chí là vào tù, thậm chí là cận kề với cái chết chỉ vì mong muốn đấu tranh không chịu khuất phục.
Trên thế giới này không có conn gười bé nhỏ, thấp hèn mà chỉ có những kẻ mang trong mình tâm hồn nhỏ bé, hèn nhát. Khi một người đã tin tưởng vào chính nghĩa, đã hiểu rõ được điều gì là đúng điều gì là sai thì tầm vóc của anh ta sẽ lớn lên gấp nhiều lần và khi một con người biết đấu tranh cho những điều anh ta cho là đúng thì hình ảnh của người đó lại càng lớn hơn gấp bội.
Cúi đầu, nhắm mắt làm theo mong muốn của kẻ khác một cách vô thức chính là trái với ý thức của con người, xúc phục đến nhân phẩm.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà kẻ độc tài nào cũng muốn rằng phải làm cho người ta mất đi thói quen suy nghĩ.
Cũng chẳng phải tự nhiên mà Pháp và Mỹ đầu độc dân ta bằng ma túy, rượu cồn và đĩ điếm.
Những cấp độ của sự khuất phục
Lênin đã từng nói rằng “Nếu người nô lệ biết rõ hoàn cảnh nô lệ của mình và đấu tranh chống lại nó thì đó là một người cách mạng.Người nô lệ không biết hoàn cảnh nô lệ của mình và chỉ sống cho qua ngày một cách câm lặng thì anh ta là kẻ nô lệ chính hiệu.
Còn người nô lệ mà thèm muốn đến rỏ rãi với cái đẹp đẽ của cuộc sống nô lệ do mình tự vẽ ra và hả hê về một ông chủ tốt thì đó chỉ là một kẻ đầu sai hèn hạ”
Chính vì vậy, thái độ của con người đối với sự khuất phục cũng có những cung bậc hết sức khác nhau.
Có người chỉ là chờ đợi thời cơ chín muồi tới là sẽ vùng lên để đấu tranh, có người thì cam chịu với hoàn cảnh hiện tại và có những người sẽ cố kiết bảo vệ nó tới cùng.
Cho dù là thế nào đi chăng nữa thì tôi vẫn chỉ có một điều muốn nói với các bạn.
- Bạn có đang là người hạnh phúc hay không?