Một người đang viết thưu pháp bằng mắt |
Cách viết chữ rất "nghệ thuật"
Một hình ảnh được lấy ra từ video |
Nhưng một điều đặc biệt ở đây là trước khi đặt bút viết chữ, nhà thư pháp này còn thực hiện một số động tác thư pháp dạng (thái cực quyền) nhưng có tính chất "phóng khoáng" hơn một chút.
Tôi không biết nên gọi quá trình này là gì, cũng không dám nói rằng nhà thư pháp kia sai (vì có lẽ ngài ấy làm như vậy để "gân cốt có thể thư giãn, và để có thể thực hiện được một cách tốt hơn tác phẩm của mình).
Điều quan trọng ở đây, tôi muốn đăng tải bài viết này hôm nay để mong mọi người có thể đóng góp thêm cho tôi một vài ý kiến, những suy nghĩ của mọi người về cách sáng tác tác phẩm thư pháp trên giấy như vậy, liệu có phải là một phương pháp tốt hay không? Nó đúng ở điểm nào, nó sai ở điểm nào để tôi mở rộng tầm hiểu biết.
Cùng nhớ lại một chút
Nhà thư pháp thể hiện tác phẩm bằng việc cầm bút bằng cả tay và... miệng |
Tôi có thể hiểu rằng người ta làm như vậy để hòa mình nhiều hơn vào nét bút, hoặc có thể (bằng một cách nào đó) hơi phi lô ghích một chút là mong muốn cho nét chữ được thể hiện giống như những gì mà người viết thực hiện.
Lấy ví dụ như người viết chữ thiền thì phải thiền trước khi viết, hay viết chữ trà thì phải uống trà, viết chữ nào thể hiện sự mạnh mẽ, phóng khoáng thì phải đưa tay thật dứt khoát vì thế mà phải tập võ. Nhưng tôi không thể hiểu được rằng những hoạt động ấy liệu có thực sự hiệu quả, vì cho tới thời điểm này, chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự lý giải cho hiện tượng như trên.
Vấn đề không phải nằm ở cách viết
Theo quan điểm của riêng cá nhân tôi, mặc dù mới bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật vô cùng hấp dẫn và có truyền thống hết sức lâu đời, tôi vẫn cho rằng cách viết thế nào không quan trọng bằng kết quả chúng ta thể hiện được trên giấy."Cầm bút" bằng... vùng kín |
Mặc dù đối với nghệ thuật thì cũng rất khó để có được một quy chuẩn nào thực sự hoàn chỉnh để làm thước đo cho nó. Còn nhớ trong quá khứ, đã có những người viết thư pháp bằng tay không, bằng mồm, bằng lưỡi hoặc thậm chí là bằng "của quý" thế nhưng tôi cũng chẳng màng đến điều ấy làm gì. Tôi chỉ nghĩ rằng miễn làm sao để cho người đọc, người thưởng thức có thể hiểu, cảm nhận và tâm đắc với tác phẩm mà mình viết ra, như thế là đã quá đủ rồi.
Nghệ thuật là làm cho cái đẹp được tái sinh.