Sự giống nhau giữa thiền định và thư pháp

Sự giống nhau giữa thiền định và thư pháp
Trong những bài viết trước đây thư pháp Thanh Phong có nói với các bạn về sự giống nhau giữa thư pháp và thiền định, ngày hôm nay, tôi sẽ làm một bài viết chi tiết để nói về vấn đề này.

Thiền định là cách chúng ta tự cô lập bản thân với thế giới bên ngoài, sử dụng các nhịp thở và sự tưởng tượng của bản thân để tìm đến những luồng không khí tích cực (Nhiều người khi thiền định ở những cấp độ ban đầu thường coi mỗi nhịp thở vào là sự tìm kiếm sự tươi mới, sức sống trong từng hơi thở và họ xả bớt đi những ưu tư, phiền muộn sau mỗi lần thở ra).

Còn Thư pháp thì lại là cách chúng ta sử dụng bút lông và mực tàu để thể hiện các con chữ lên trên những chất liệu (phổ biến nhất là giấy trắng).

Vậy thì giữa thư pháp và thiền định có điều gì giống nhau?

1. Về bản chất

Cả thư pháp lẫn thiền định đều cần con người phải chú tâm vào công việc mình đang làm hiện tại, đối với thiền định là tập trung vào từng hởi thở và những suy nghĩ tươi mới, còn thư pháp thì lại là sự tập trung vào bút pháp, nội dung tác phẩm.

Điều này yêu cầu người thực hiện phải buông bỏ hết những tạp niệm trong đầu để thực hiện được tốt nhất hành vi của họ, sự rũ bỏ này khiến cho tâm hồn của cả người thiền định lẫn người viết thư pháp trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát, có thêm được những khoảng lặng trong tâm trí và ít nhiều ảnh hưởng đến tính các của chủ thể.

2. Về nguyên nhân

Cả hai hoạt động thiền định và viết thư pháp đều bắt đầu bằng những nguyên nhân chính yếu đó là tìm tới cái chân - thiện - mỹ, người thiền định và người viết thư pháp đều mong muốn tìm đến cái đẹp, cái thiện nhẫn nằm sâu trong tâm khảm mỗi tâm hồn, chính vì vậy thiền và thư pháp là hai hoạt động mang cùng một mục đích mà sau một khoảng thời gian học tập và rèn luyện, cả hai loại hình này đều mang đến cho người tập luyện những thay đổi rõ nét trong tâm tính, suy nghĩ, thái độ, hành vi và cử chỉ đối với cuộc sống, đối với các sự vật, sự việc xảy ra xung quanh. Có thể nói rằng, việc tiếp xúc với thiền định và thư pháp đã giúp cho con người ngày một trở nên hoàn hảo hơn, ngày một thoát ra khỏi phần con mà tiến dần gần hơn tới phần "người" là vậy.

3. Trong nội dung

Việc thiền định là một loạt các bài tập từ đơn giản tới nâng cao để nâng cao sức khỏe tinh thần của con người, sự suy nghĩ linh hoạt của bộ não thông qua sự mường tượng trong tâm trí. Thư pháp cũng không phải là ngoại lệ khi mà đối với mỗi người cầm bút, nếu không tập trung suy nghĩ và có định hướng ngay từ ban đầu, họ sẽ rất dễ đi nhầm đường, chệch hướng không thu được kết quả gì nhiều.

Tất cả quá trình ở cả hai nội dung này đều cần người tập luyện phải khổ công rèn luyện, tu dưỡng hằng ngày mới mong nhận về được kết quả xứng đáng, bởi vậy ta mới thấy rằng, thư pháp và thiền định không giành cho những ai không sẵn sàng hy sinh cái bản ngã vốn có của mình để tự hoàn thiện.

4. Khả năng

Giữa thư pháp và thiền định đều có những khả năng tiềm ẩn rất hữu ích đối với chúng ta, ngoài việc tu tâm, dưỡng tính, thư pháp và thiền định còn mang lại cho chúng ta một nền tảng tinh thần sung mãn và đôi khi nó mang theo cả khả năng trị bệnh. Thiền định thì chắc sẽ có nhiều người biết hơn về khả năng chữa bệnh, đối với thư pháp thì gần đây tôi mới biết đến công dụng này. Người ta cho rằng việc treo một tác phẩm thư pháp trong nhà có thể giúp chúng ta trở nên yêu đời hơn bởi các nội dung được thể hiện trên tác phẩm thư pháp, thông qua đó mà giảm thiểu được bênh tật xảy ra trên cơ thể dựa trên nền tảng tinh thần.

5. Sự ngẫu nhiên

Trong thư pháp, người cầm bút luôn luôn mong chờ đến một thời điểm thích hợp để ngọn bút "xuất thần", thậm chí trong lịch sử đã từng có những ghi chép về việc các nhà thư pháp phải khấn vái và làm lễ trước khi đặt bút viết một tác phẩm. Điều này thể hiện một sự kỳ vọng lớn vào sự ngẫu nhiên cho ra được những nét bút tài hoa mà không phải lúc nào cũng làm được, còn bên thiền định, việc một người luôn luôn cố gắng vượt qua ngưỡng thở tập trung trong những lần thực hiện trước đó cũng thể hiện một phần nào đó sự ngẫu nhiên trong quá trình hít thở.

6. Nhìn chung lại

Cả hai loại hình này đều có thể xem là những bộ môn vô cùng tuyệt diệu, có nhiều điểm chung hết sức tuyệt vời.

Trên đây là một số ý kiến cá nhân của Thanh Phong về sự giống nhau giữa thiền định và thư pháp, nếu bài viết này đáp ứng đúng tâm trạng của bạn, hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết này tới nhiều trang hơn nữa nhé.

Thư pháp Thanh Phong | Dịch vụ viết thư pháp
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn