Một câu chuyện về những ngày trước đó |
- Nhanh lên, nhanh nữa lên! Chị…ạ..
Chịa!
Cậu bé ngồi trên lưng tên người hầu
gầy gò, ốm yếu, một tay túm vào tóc, một tay cầm cây roi quất mạnh vào tên người
hầu đang bò bán sống bán chết về phía trước, đến khi không chịu nổi nữa, hắn
ngã quỵ xuống, ngất đi. Cậu đá mãi hắn không chịu tỉnh dậy, cuối cùng, cậu bồi
thêm một nhát vào mặt tên người hầu và quay đi.
- Thôi! Chán rồi, chuyển trò khác
chơi!
Mấy người khác đứng bên cạnh mặt tái
mét lại, không ai dám nói câu nào. Bỗng từ phía ngoài sân có một người đàn ông
đi vào. Người đàn ông hơi cao, gương mặt nghiêm nghị vừa gặp thằng nhóc đã niềm
nở:
- Ôi, thằng cún con của cha, lại đây
cha bế cái nào! Ui, ngoan … hôm nay con chơi có vui không ?
- Chẳng vui tẹo nào cha ạ, cha chơi
với con đi!
- Uhm, ta chơi với con !
Người đàn ông chưa cười hết trận thì một tên người
hầu hớt hải chạy vào.
- Ông chủ, có người từ Kinh thành đến, đông lắm…
Người đàn ông thả cậu bé xuống, đi theo tên người
hầu.
- Cha chẳng thương con gì cả ? – Đứa trẻ vùng
vằng.
- Ta sẽ về chơi với con sớm.
Thế rồi, đứa bé ngồi trở về phòng, lấy bộ đồ chơi
bằng gỗ mà Thị Lan tặng cậu, cũng vừa chơi được một lúc, một người phụ nữ chạy
vào, quần áo xộc xệch, thân hình cục mịch, miệng oang oang :
- Thiếu gia, đi với tôi !
Và bà ta kéo cậu, lôi đi rất nhanh, mạnh tới nỗi cậu
vùng vằng mãi không được, bị bà ta cho ăn một cái bạt tai như trời giáng, cậu
bé ăn phát tát, ngất lịm, cũng chẳng cần nói nhiều, người đàn bà vừa kịp hoảng
loạn được vài khắc, bế cậu lao ra phía cửa sau ngôi nhà. Với thân hình to lớn,
bà xô ngã hai tên lính lệ ngã sõng xoài ra thềm cửa. Trom lúc hình ảnh lúc sáng
lúc tối, sốc lên sốc xuống và mờ dần đi, cậu bé thấy xa xa, dãy nhà đang bốc
cháy.
- Tỉnh lại rồi à ? Thiếu gia, uống chút nước
đi !
Người đàn bà đỡ lưng cho cậu nhóc, cậu gượng dậy,
ôm lấy đầu, cái tát ấy làm cổ cậu đau nhức.
- Ta đang ở đâu ? Đưa ta về nhà !
- Cậu đang ở nơi an toàn, nào uống nước đi thiếu
gia !
Cậu bé vùng bát nước ra khỏi tay người đàn bà,
quát lớn :
- Tao muốn về nhà, cho tao về nhà !
Người đàn bà nọ cũng sôi máu, bà nhìn cậu bé như
không thể kìm chế được nữa :
- Về cái gì mà về, nhà mày bị người ta chiếm rồi,
bố mẹ mày bị người ta giết rồi, thằng nhãi ranh này !
Cậu bé khóc càng lớn, rồi im bặt đi một cái, đột
ngột vì cái tát tiếp theo.
- Nín ngay!
Cậu bé cắn chặt môi, từ miệng chảy ra dòng máu đỏ,
hai má sưng tấy và người thì run lên, cầm cập như vậy trong suốt lúc giữ cho tiếng
khóc không còn bật ra ngoài nữa.
- Bố mẹ mày làm đi làm ăn, gây thù chuốc oán bị
người ta giết hại rồi, thằng ranh, nếu không nể tình mẹ mày cưu mang, thì tao
cũng không liều mạng cứu mày ra khỏi chỗ ấy. Con lợn này !
Rồi người phụ nữ với thân hình to lớn ấy đi vào
nhà, lúc sau mang ra môt bát cháo, bát cháo loãng đến nỗi cậu không nuốt nổi.
Cậu bé ngửa cổ, phun chỗ cháo ra ngoài, người phụ
nữ túm tóc cậu bé, giật mạnh về trước, rồi lấy tay bóp mạnh miệng cậu ra và đổ
chỗ cháo còn nghi ngút khói vào miệng cậu.
- Đấy ! Mày thích cứng đầu không, mày cứng đầu
nữa đi ! Nữa đi…
4 năm sau…
Đợt ấy ở làng lũ trẻ mở một cuộc thi đấu vật và gải
thưởng là con gụ bằng gỗ sồi rất đẹp, con gụ của thằng Trọng Bật, vì nó mải
chơi với con gụ ấy quá mà bố ném con gụ đi và không cho nó chơi. Cả đám trẻ
trong làng thi nhau đi tìm, đến khi tìm được cũng chẳng biết chia chác thế nào
nên đành chọn cái giải pháp ấy.
Người nghĩ là cái trò vật nhau tranh gụ ấy là
thăng Bở Lác, vì nó to và lớn nhất hội, nên chả ai dám bảo gì, nhỡ nó đẩy cho một
cái thì cũng ê ẩm cả tuần.
Bước vào trận đầu tiền Bở Lác với hai cánh tay to
lớn của mình, chỉ một đòn đã vật thằng Thạch Cần ngã lăn xuống đất, sau vụ ấy,
Thạch Cần cứ tiếc mãi. Rồi từng người một vào, cũng chẳng ăn thua gì. Kế đến là
Văn Tuệ, cậu bé của nhà bán giò cuối làng, đứng trước Bở Lác, cậu lớn tiếng bảo
răng :
- Ta sẽ thu phục ngươi.
Bở Lác cười khạo rồi lao về phía Văn Tuệ, chỉ chờ
có thế, cậu đưa đôi tay đang cầm viên đá to choảng ra định ném. Bở Lác thấy thế
ôm mặt, Tuệ ta lao vào quật Bở xuống nền đất.
- Thằng này chơi bẩn !
- Mày đã ra luật đâu ?
Vậy là cả lũ trẻ cãi nhau om tỏi, Bở Lác cãi mãi
không được vì tụi trẻ không thích nó, chúng nó bênh Tuệ hơn. Chiều hôm đó, Tuệ
rước con gụ về nhà lòng khoan khoái.
Sáng hôm sau, Bở đang ngồi buồn thiu ở góc trợ,
tay vẽ vẽ hình chiếc gụ xuống nền đất trước sân nhà. Bỗng từ đâu có con gụ bằng
gỗ sồi rất đẹp đập vào nền đất trước mắt hắn, xoay tít lên, xoay tròn mãi, nó
thích lắm, nhảy chồm lên. Nhưng nhìn thấy Tuệ, mặt Bở lại trùng xuống, buồn
thiu.
- Tao cho mày đấy !
Bở há hốc mồm, ngạc nhiên :
- Thật á ?
- Ừ ! Nhưng từ giờ mày phải nghe lời
tao !
- Nhận luôn !
Bở vồ lấy con gụ của mình, vui sướng khôn xiết,
còn Tuệ thì từ đó có một vị tướng dưới trướng đầu tiên.
Năm tháng dần trôi, khu làng quê nghèo có thêm vài
gia đình tới ở, mấy thằng trẻ con chưa biết ai với ai, nên đưa nào cùng quê là
kéo với nhau thành một hội, để chơi và bảo vệ nhau tránh khỏi bị bắt nạt.
Chiều hôm ấy, Tuệ bới Bở đi kiếm củi với nhau, ở đằng
xa đã thấy mấy thằng thanh niên làng đứng tụ tập trước công.
- Tụi bay đi qua phải nộp phí đấy !
- Tại sao thế ?
- Muốn ăn đòn hả ?
- Một thằng gầy trơ xương, một thằng béo như con lợn.
Ha ha ha
Rồi cả lũ cười như nắc nẻ, Bở muốn lao vào đánh
chúng nó, nhưng đúng là hơi đông thật.
- Đúng là thời thế thay đổi khó lường, ngày trước
thì… - Tuệ lẩm bẩm
- Mày nói gì ?
- Không có gì – Tuệ nghĩ thôi thì một điều nhịn
chín điều lành nên nói thêm.
- Phí như thế nào ?
Cả lũ chẳng cần phải nói, xếp thành một hàng dọc, dạng
chân ra rồi chỉ tay xuống cái lối nhỏ mấy đứa vừa tạo ra ấy .
- Chui qua đây, tụi bay sẽ được qua. He he
- Không bao giờ !
- Mày nói gì ?
- Tao bảo không bao giờ đấy!
Thế là thằng đứng đầu tương cho Tuệ
một nhát bất ngờ vào mặt bằng cái gậy trong tay, thấy Tuệ lăn ra cả lũ thất
kinh, chạy bằng sạch. Nói đến đoạn, Bở chạy lại đỡ, một lúc sau Tuệ tỉnh, lẩm bẩm.
- Mẹ cha nó! Thế này.. phải tìm
cách…
Nói rồi Tuệ lồm cồm bò dậy. Sáng hôm
sau hai anh em đến Khách Võ Môn học võ.
Đồ đệ nhòm hai thằng một gầy trơ
xương, hai béo tốt khỏe mạnh, thiết nghĩ chọn thằng mập, rồi chỉ tay về hướng ấy,
sự phụ nhìn cả hai một hồi, ông già râu bạc trắng mắt híp hết cả lại không biết
có nhìn thấy Tuệ không, nên Tuệ quỳ tiến lên thêm hai đầu gối nữa. Ông già vướn
cổ lên nhìn, Tuệ cũng vươn người, ưỡn nhực cho to thêm ra một chút.
- Ừm, thôi cho cả hai đứa nó học.
Hai đứa học trò vui sướng, vồ lấy
nhau lăn long lóc khắm sàn tập.
Cảnh khu chợ nhộn nhịp nơi lạng chạ,
mọi người mua bán tấp nập, ai nấy cũng vui vì hôm nay là ngày tết thanh minh. Bỗng
ở góc tây khu chợ náo loạn hết cả, bụi bay mù mịt, một nhóm thanh niên cùng với
gậy gộc mang kéo tới trước sạp bán giò chả :
- Thằng Tuệ đâu ! má mày !
Có ngon thì ra đây xem nào !
Từ trong nhà bước ra một người thanh
niên, người cao, dáng gầy nhưng tay chân rắn chắc, toát ra vẻ lanh lợi, hoạt
bát.
- Làm gì mà la lỗi om sòm ! Muốn ông đập cho
mấy hèo phải không ?
Đám thanh niên cả thảy bảy người lao vào đánh nhau
tứ tung một hồi, ai nấy nhễ nhại, xong lại kéo ra, chạy không còn một bóng. Lúc
đi, thấy cố ngoái lại mà hò :
- Võ công cao cường ! Nhớ đấy, tụi tao sẽ
quay lại !
Cậu thanh niên trở vào, đánh nhau mãi rồi, tay
chân hỏng hết cả, chỗ nào chỗ ý cũng lồi lõm chả còn ra hình xương hình xẩu gì
nữa.
Người đàn bà cầm bát nước, đặt như ném xuống bàn.
- Bảo bao nhiều lần rồi, đừng đánh nhau nữa
- Bà già nói hơi nhiều rồi đấy ! Bộ không thấy
tôi đang làm việc à ?
- Mày chỉ giỏi cãi thôi, đưa tau cái cối
đây !
Chàng thanh niên cầm luôn cái cối nhảy sang :
- Cảm ơn mụ thời gian qua đã nuôi nấng, mụ già rồi
tránh sang một bên đi !
Người đàn bà chững lại vài nhịp, trong tâm bà hơi
bối rối một chút, sự quan tâm này…
Chàng thanh niên cặm cụi, thân hình gầy gò, đôi
tay trai sạn, đã lâu lắm rồi kể từ ngày ấy.
- Tuệ ! Tau nghĩ ta cần phải kể cho con nghe
vài chuyện này.
-…
Chàng trai ngừng lại, quay ra nhìn người phụ nữ một
hồi, có vẻ như chưa kịp nói, cậu đã bắt vào :
- Làm gì mà lễ tiết thế, bà già !
Người đàn bà không nói gì, chỉ nhìn chàng trai, một
hồi lâu, cậu tắt nụ cười, ngồi xuống đối diện người đàn bà.
- Ngày trước nhà mày giàu, nhưng bố mẹ mày rây vào
quan lại, bị người ta giết, tao nghĩ mối thù này mày vẫn không quên, thời gian
qua mày đi học võ với thầy Tấn, mày cũng biết hết rồi, giờ mày khôn lớn rồi, chẳng
nên ở đây nữa. Đi, đi báo thù cho cha mẹ mày !
- Sao bà nói đi nói lại chuyện này hoài, sư phụ bảo
rồi ! Cứ oan oan tương báo, bao giờ mới hết, tôi ở đây lo cho bà !
Người đàn bà nhíu mày, chậc một cái :
- Thì tao thấy mày suốt ngày đánh đấm thế này,
cũng chả làm nên công chuyện gì, đã là người đàn ông phải có chí lớn, có hoài
bão, mày cứ ngồi nhà, ai coi cho được.
- Thì kệ bà già nó !
- Cái thằng !
Người đàn bà bực mình, bỏ vào trong, chàng trai cười
lớn, tiếp tục giã giò.
Sáng hôm ấy, đang đi trên đường, vừa mở hàng được
tấm giò chả, quay ra bị đụng ngay một cái, con ngựa với người cưỡi ngã lăn ra đất,
đám lính lệ chạy lại, vây kín xung quanh chàng. Tên quan lồm cồm bò dậy :
- Thằng này láo, không nhìn thấy bố mày đang đi
à !
- Ờ xin lỗi !
- Xin xin cái con khỉ ! Bắt nó lại !
Mấy đám lính chạy lại bẻ tay chàng ngược về sau.
Chàng hất một cái cả đám ngã xoài.
- Làm gì mà bắt ! Xin lỗi rồi còn gì nữa.
- A thằng này láo ! Đánh
nó !
Lại đánh nhau, chàng chống lại không
được, vứt gánh giò bỏ chạy. Đám lính đuổi theo tới tận nhà. Vào nhà, không chạy
được nữa, chàng vác cái đòn gánh giò quay lại:
- Đã bảo xin lỗi rồi nhà, thằng nào
còn vào, tao liều mạng với thằng đó.
Đám lĩnh khựng lại, nhìn nhau, không
ai dám vào. Tên quan phi ngựa
lại, nhìn quanh.
- Nhà nó à, đốt đi cho tao !
Đám lính châm đuốc đốt, chàng đuổi mãi không được,
lúc đây người đàn bà cũng về, thấy vậy, liền chạy vào xin.
- Con xin quan, quan tha cho con con, nó trẻ người
non dạ không biết gì, con xin quan tha cho nó !
- Bà là mẹ nó à ?
- Dạ không ! Con là cô nó ! Mẹ nó mất rồi !
- Bắt lấy mụ già cho tao !
Đám linh lao vào gô ngay người đàn bà lại ! Chàng trai thấy vậy lao tới :
- Tao làm gì, thả bà ấy ra!
- Quỳ xuống không tao giết mụ !
Tên quan tuốt gươm kè vào cổ người
phụ nữ.
- Thằng chó! Thả mẹ tao ra!
- Quỳ xuống!
Lưỡi gươm kề sát, máu bắt đầu chảy,
chàng thấy vậy, không chống cự nữa, đám lính chạy vào trói chặt lại.
- Mày biết tao là ai không ?
Chàng nhìn lại một lần nữa, người này dáng mảnh, mặt
dài mắt xếch, râu thưa, hắn cười lớn một tiếng rồi vung kiếm chém thẳng vào cổ
người đàn bà. Chàng trai thấy vậy vùng mạnh người khỏi đám lính, vòng dây xiết
chặt, trói tay ngược về sau, chàng quỳ xuống, lấy đầu đỡ vào người người đàn
bà.
- Không, không , đừng chết !
- Con.. gọi.. ta
là … mẹ !
Nói rồi người đàn bà nhũn ra, cổ nghẹo đi, máu chảy
lênh láng.
Chàng gọi mãi không được, chàng hét lên rồi liếc
sang nhìn tên quan đang cười lớn :
- Tao giết mày !
Nói đến đoạn định lao tới giết tên quan. Một đám
thanh niên vác đao lao vào, chém chết tên quan không kịp nhìn. Đám lính thấy vậy
bỏ chạy. Lũ thanh niên cởi trói cho chàng.
- Tuệ à ! Bọn tao ghét mày, nhưng bọn tao vẫn
biết đâu là đúng đâu là sai, bọn tao theo mày.
- Giờ thì sao !
- Chạy ! – Tuệ hét lớn.
Rồi cả đám thanh niên, 7 con người chạy cùng nhau
chạy vào rừng.
Họ chạy như thế gần một ngày đường, không ăn,
không nghỉ, cuối cùng đến một căn nhà gần một con thác trong rưng. Chàng thanh
niên chạy sang gõ cửa, một cụ già ra đón. Bảy người cùng vào trong.
Nghe xong chuyện, cụ nói :
- Mày hãy về mà tạ lỗi với dân làng đi!
Cả lũ lấy làm lạ, xin cho chàng!
- Thôi! Tao thấy thầy nói phải! Thầy, con xin lỗi
thầy, con về ngay!
Nói xong, cụ già chỉ kịp đưa cho mấy đứa một ít
lương khô, cả lũ đã trở về.
Về đến làng, cả già cả trẻ, tất tần tật đều bị giết
sạch, tới rồi mấy người bị quây lại, một đám binh lính chạy quây quanh, giương
sẵn cung tên chờ lệnh. Cưỡi ngựa đi ra, một tên mặc áo hổ, đai ngọc quát lớn:
- Bọn cẩu tử to gan, dám giết quan lại triều đình,
tội chúng mày thật không thể tha. Bay đâu ! Gô cổ chúng lại! Đem về xử tội.
Tối hôm ấy trong buồng giam của quan, người nhà
viên quan nhỏ kéo cả quan tài đến đặt trước cửa phủ kêu oan cho nó. Khói hương
nghi ngút. Chẳng biết thế nào nhưng đến buổi xử án còn chẳng được diễn ra, chỉ
biết mấy thằng bị đem vào nhà lao chờ án.
Phen này chắc chết, cả lũ bấm bụng nghĩ vậy…
Trong nhà lao, nơi không khí ẩm mốc và mùi đuốc
cháy ngai ngái, mùi hôi của rán, của chuột và của người lâu ở dơ bốc lên khủng
khiếp, bảy người ngồi với nhau, nói chuyện trên trời dưới bể, kể cho nhau nghe
về cuộc sống:
- Bọn mình sắp chết rồi!
- Thà chết vinh còn hơn sống nhục!
- Thằng Tuệ này khá thật, tao nể mày lắm! Nhưng tiếc
là mai đây thôi, cả lũ sẽ chết dưới tay đao phủ!
- Tao ghét đao phủ!
- Còn tao ghét thằng ngồi trên đó!
- Sao chúng ta không kết nghĩa nhỉ!
- Ừ, phải đấy!
Thế rồi bảy người quây lại thành vòng tròn, quỳ
cao, lấy rơm làm hương, lấy nước làm rượu:
- Tôi là Văn Tuệ
- Tôi là Thái Bình
- Tôi là Kiến Long
- Tôi là Văn Mậu
- Tôi là Bình Giang
- Tôi là Bá Nhị
- Tôi là Thạch Cần
- Hôm nay, tại nơi này có trờ đất chứng giám,
chúng tôi kết nghĩa làm anh em. Tuy không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng
nguyện chết cùng ngày, cùng năm, cùng tháng…
Cả lũ nói đến đoạn, cắn chảy máu tay, hòa chung
vào bát nước rồi chia nhau uống. Nối đến đoạn, cả lũ cùng nhau cười, tiếng cười
vang xa, trong ngục ai cũng biết chuyện ấy cả.
Còn nhớ năm ấy, Thái Bình, Kiến Long là anh em
cùng quê, phải di tản vì nạn đói và bênh dịch hoành hành. Đến với làng, người đầu
tiền hai đứa bắt nạt là Tuệ, ấy vậy mà nó đi tập võ rồi đánh lại hai đứa, bây
giờ lên làm đại ca, thật là buồn cười.
Văn Mậu thì nhanh nhảu, cái đợt đi trộm vải may được
thằng Tuệ xin cho, không thì đợt đó không còn hai bàn tay này nữa, nói là ghét
thằng Tuệ lắm nhưng mà thằng đó có dũng khí, Mậu nợ nó đôi bàn tay.
Bình Giang đi học võ cùng Tuệ, vốn không thích Tuệ
vì hắn… giỏi quá, tiến bộ nhanh và tiếp thu tốt, lúc nào cũng chỉ muốn kiếm Tuệ
để so tài nhưng chưa một lần thành công, sẵn có mấy đứa ghen ăn tức ở nên cũng
hợp thành bầy đi oánh Tuệ cho máu.
Bá Nhị thì chỉ ngồi im, chẳng nói, vỗ tay vào ngực
rồi hất cằm lên, có vẻ không sợ chết lắm. Khổ thân nó, chẳng biết làm gì mà để
người ta phải cắt lưỡi.
Thạch Cần thì chỉ cười khẩy, đi cho nó vui thôi,
chớ chẳng vì cái mục đích gì, cứ bảo là chả làm gì mà phải vào nhà lao, mai kia
đem ra xử trảm nghe cũng nhảm thật, nhưng mà đời trai, được bảo vệ cho lẽ phải,
được chết bên cạnh bạn bè mình thì còn gì bằng nữa.
Cả lũ cứ tâm sự, hàn huyên mãi như thế đến tận
sáng, quên cả ngủ, quên cả mùi hôi của khu nhà lao ẩm thấp.
Đến sáng hôm sau, cáo trạng đưa đến, cả lũ nghe
ngóng, một toàn lính bước vào, có hai tên quan, đi trước sau nhau :
- Toàn là tử tù cả, thưa đại nhân !
Viên quan ngừng lại, nhìn quanh một lượt.
- Các người chịu tôi, đáng ra phải giết, nhưng đất
nước đang có chiến tranh, nay tha cho các người, tất cả phải đầu ra tuyền tuyến,
trái lệnh giết chết.
Bảy đứa sững người. Thế là đi lính.
Ngày đi lính, mỗi thằng được một bộ quân phục, một
cái mũ rơm, một cây giáo thô, trận này cũng là trận đầu, vừa mới được thả đã phải
vào lính, vừa mới vào lính đã phải ra trận, cuộc đời thậ trớ trêu.
Đường ra tuyền tuyến rất dài, cả lũ đi đường, bỏng
rát hết cả chân, phải đái vào rồi lấy lá thuốc đắm cho đỡ đau. Chân đứa nào
cũng tím ngắt, có người còn bị hoại tử, giòi bọ đục đầy bên trong, mùi hôi thối
không chịu được.
Đi được 4 ngày 3 đêm thì tới nơi,đến nơi, một viên
quan nhỏ chạy ra đón lính, trong đó có cả bảy người.
- Đêm nay nghỉ ngơi, mai ra trận.
Mấy người ngồi bàn với nhau :
- Hay là trốn đi, anh Tuệ !
- Không được, đã ra ngoài chiến trường, là chiến đấu
cho đất nước, ta chạy rồi, ai giữ nước, thua trận, chúng nó giết hết.
Ngó từ trong thành ra thì thấy cảnh chiến trường
khốc liệt, đã mấy ngày đánh nhau rồi, cứ đêm hội quân, sáng lại đem ra đánh. Cảnh
trốn trại, đào tẩu đầy rẫy ! Nhưng đa số đều bị bắt…và bị giết.
- Ngày mai đánh nhau, chưa biết sống chết thế nào,
xông lên hoặc là chết, anh em ta ít có cơ hội sống xót, thế nên phải đi thành
nhóm, đoàn kết làm một.
- Anh Tuệ nói phải, chúng em nghe anh.
Tiếng trống trận vang lên, hai bên dàn quân ra trước cánh đồng khô cằn, nứt nẻ.
Viên chỉ huy chạy dọc hàng lính, hét lớn :
- Ngày hôm nay, chúng ta sẽ làm nên lịch sử !
Nói rồi tuốt gươm, giơ thẳng về phía trước :
- Giết !!!
Hai bên lao vào nhau và bắt đầu cảnh đâm chém, bảy
người đứng thành một khối, sát nhau như một, giết hết tên này đến tên khác…
Phía trên cao nhìn xuống, cưỡi trên lưng một con hắc
mã, trên tay cầm một thanh đại đao lớn chĩa về hướng đốm người đang đứng kề
lưng vào nhau mà nói :
- Sau trận này, ta muốn gặp chúng !
Quả nhiên quân địch lui quân, bảy người được gọi
lên.
Lúc bước vào trong lều, bảy người trông thấy một vị
tướng ngồi giữa, hai bên là hai hàng tướng khác, tả hữu đều đủ cả.
- Nói cho ta biết, các người là ai ?
- Bẩm tướng quân ! Bọn tiêu nhân là người ở
Hương Giang, tiểu nhân là Văn Tuệ, đây là những người em kết nghĩa của tiểu
nhân, Thái Bình, Kiến Long, Văn Mậu, Bình Giang, Bá Nhị, Thạch Cần
- Ồ, trên chiến trận, ta đã thấy cách các người
chiến đấu, nói cho ta biết, ai đã nghĩ ra cách đánh đó ?
- Bẩm tướng quân, đó là anh Văn Tuệ !
- Tốt lắm, từ nay các ngươi sẽ làm trong tổ huấn
luyện, huấn luyện cấp tốc cho quân lính cách chiến đấu theo đội hính đó, còn
bây giờ ta sẽ thưởng cho các ngươi.
Rượu thịt xong, tối hôm ấy khi đang nằm trong lán.
- Không xong rồi, trại bị tấn công.
Bảy người tức tốc lao ra ngoài, khắp bốn bề đều là
lửa, ai nấy đều chạy lên rừng hết. Bảy người lao lên phía cánh rừng thưa, đằng
sau là quân địch đuổi theo, vừa đánh vừa lui, cả đám rút chạy lên ngọn núi gần
đó.
Trên này, đám tàn quân còn sót lại không quá một nửa,
dưới chân núi quân địch càng ngày càng xiết chặt vòng vây.
Cả đám hoang mang, lương thực cạn kiệt, nước uống
cũng hết, nói đến đoạn không nghe thấy tin từ tướng quân, vị chỉ huy dục cả lũ
xuống đầu hàng.
- Không được ! Đã là người lính, thà chết
trên chiến trường còn hơn là đầu hàng.
- Mặc mẹ mày !
Nói rồi hắn cùng phân nửa kéo nhau xuống hàng, một
lúc sau thấy chúng bị giết bằng sạch. Chủ tướng địch khi ấy là Kim Dân có nói rằng :
- Tha cho một mạng là để lại duyên phận, duyên phận
tạo nên ác nghiệp, thà giết hết đi còn hơn !
Chúng giết hết tất cả, treo đầu lên cây.Trông thấy
thế, Văn Tuệ liền nhảy lên tảng đá lớn, rút kiếm ra mà thét lên rằng :
- Hỡi anh em, đã đến nước này rồi, chi bằng liều
chết mở đường máu mà đánh. Tôi thấy hướng tây địch phòng thủ lỏng lẻo, có thể
là dụ quân, phía đông có cờ hiệu, là nơi chỉ huy, thiết nghĩ giết rắn phải đập
vào đầu, nên nếu thành công, chúng ta phải liều đánh vào chỗ đó.
Nói xong giơ kiếm lên trời, tất cả đồng lòng, giết
ngựa, ăn một bữa thật no.
Xế chiều địch kéo lên, từ trên núi lao xuống là
bao nhiêu là đá lớn, cây cối đổ rạp, quân lính lao xuống như vũ bão, đánh thẳng
vào trại chỉ huy. Tướng địch bất ngờ, đang ngồi trong lán chưa kịp lên ngựa đã
bị lao vào chém bay đầu, quân địch thất kinh, bỏ chạy toán loạn.
Lần đó chỉ có hơn sáu trăm lính, đánh lại bốn vạn
người. Tin ấy đồn về kinh thành, ai ai cũng nghe danh, Hoàng Thượng biết tin,
phong cho Văn Tuệ làm Trấn Đông tướng quân, ban cho bổng lộc, nhà cửa, ruộng vườn.
Phát lệnh thu quân.
Về đến kinh thành, ai nấy đều vui mừng, đón chào bọn
Tuệ như những anh hùng, lần ấy vào trong cung vua diện kiến. Cảnh tượng đông
đúc của kinh thành làm cho cả lũ phải choàng ngợp, khu chợ đông đúc, bày bán hết
mặt hàng này đến mặt hàng khác, không thiếu một thứ gì, mùi thịt nướng, bánh nướng
thơm ngào ngạt. Tuệ hỏi han tình hình bá tánh, Kiến Long mua được cho mình một
cây đao rất đẹp. Bá Nhị thậm chí còn gạ hỏi được tên tuổi của một cô nương rất
xinh nữa.
Cả đám tiến tới trước cửa điện, tên lính gác chặn
lại :
- Chỉ Trấn Đông tướng quân được diện kiến nhà vua,
sáu người các người phải ở ngoài. – Nói rồi chỉ tay về phía các vị khác.
- Thế đại ca vào đi ! Chúng em chờ ở ngoài
cũng được. – Kiến Long nói.
- Ta là Văn Tuê, đây là những người anh em cùng
vào sinh ra tử với ta, nếu không có họ ắt không có ta, nếu ta vào phải cho họ
vào theo nữa.
- Nhưng mà …
- Không nhưng gì cả, người vào tâu với Điện Hạ như
thế !
Nói rồi tên linh ngập ngừng chạy vào báo tin, môt
lúc sau thấy trở ra :
- Mời các vị vào trong !
Đi qua bậc đá thềm, Tuệ phăm phăm tiến
tới
- Trấn đông tướng quân! Đó là lối đi
của vua, ngoài chớ đi vào lên đó!
Nhìn xuống dưới chân mình, Tuệ thấy
gần như đang bước lên một thềm đá, được trạm trổ hình thân rồng, vươn thẳng vào
chính điện, bèn hạ chân sang một bên, bước theo đường đó và tiến vào cùng mọi
người.
- Thần Văn Tuệ, cùng các vị huynh đệ
bái kiến Hoàng Thượng, Hoàng Thượng Vạn Tuế Vạn Tuế Vạn Vạn Tuế!
- Bình thân !
- Đội ơn Hoàng Thượng.
- Ta nghe nói các người chỉ sáu trăm
lính, thân cô thế độc trên một ngọn núi mà đánh thắng cả bốn vạn người, lòng mừng
khôn xiết, từ nay nước nhà có thêm một vị tướng tài, giang sơn cao thêm muôn
trượng. Nào! các ngươi, mau mau ngồi xuống.
Nói rồi vẫy tay, bao nhiêu là sơn
hào hải vị được dâng lên, mĩ nữ nhảy múa ca hát luôn hồi.
Khi đã được nửa buổi, thịt đã ngấm,
rượu đã say, Tuệ quay sang hỏi vị quan bên cạnh mình.
- Thứ lỗi cho hỏi, vị huynh đệ ngồi
đây phải xưng hô thế nào?
- Ta là Ngô Bân! Chính các nội vụ sứ !
- Hóa ra là ngài, nghe danh đã lâu,
nay mới được gặp, thật là vinh hạnh cho tại hạ!
- Không có gì đâu?
- Tiện đây, có thể cho tại hạ được hỏi,
mười tám năm trước ở Hương Giang có xảy ra một vụ triều đình giết hại cả một
gia đình, người có nghe tin đó.
- Đó là nhà của Kiến Sở, hắn từng là
tể tướng, sau phạm phải tội phản nghịch, mưu làm phản mà bị giết cả họ, không
chỉ là một nhà đâu, mà cả cửu tộc hắn đều bị chu di hết cả, già trẻ lớn bé đều
bị giết bằng sạch. Nghe đâu chỉ có con hắn, Kiến Quốc thoát chết, nhưng thằng
nhóc lúc đó còn bé, có người cho rằng nó bị vứt xuống vách núi, chết mất xác rồi.
Nói xong, Ngô Bân uống hết cốc rượu
và nói tiếp:
- Loại mưu đồ phản nghịch ấy, giết
là phải?
- Cha ta không phải là loại người
như thế !
Văn Tuệ đứng bật dậy, tay nắm chặt đến
nối gẫy cả đôi đũa đang cầm.
Cả hội im bặt, múa hát cũng im, sự
im ắng đến lạ thường. Tất cả dổ dồn cặp mắt của mình vào Tuệ.
- Anh Tuệ đánh trận nhiều, nay mệt
thì nên về nghỉ đi thôi! – Thạch Cần nhanh nhẹn nói, nói xong đứng dậy đỡ Văn
Tuệ lui ra.
Mấy anh em đi sau cũng rút xuống.
- Ừ, nếu mệt thì cho các khanh lui !
- Xin bệ hạ thứ tội.
Vua phẩy tay ra hiệu cho lui,mấy đứa
lùi hết, thật nhanh.
Lúc ra khỏi cống thành, mấy anh em
chẳng cần phải nói, mỗi người một ngựa. Chạy.
Quả nhiên vưa nói dứt lời, quân lính
đuổi theo sau. Thì ra bấy lâu nay, Tuệ là người con của tể tướng Kiến Sở, tên
thật của chàng phải là Kiến Quốc.
Cả lũ chạy một mạch, ra khỏi kinh
thành, chạy tiếp liền một ngày đường, cả lũ nghỉ trong một ngôi chùa bỏ hoang.
- Không thể nào! Không thể nào cha
ta lại là người muốn làm phản, ta không tin ! Không tin!
- Đại ca, anh bình tĩnh lại đi đã,
cái gì cũng có nguyên do của nó cả. Anh tính thế nào, chúng em theo anh.
Ngồi suy nghĩ một lúc, Tuệ đứng dậy,
nhìn quanh một lượt sáu người.
- Ta đi vào rừng, các người hãy chia
ra, năm năm nữa ta sẽ trở về, khi đó huynh đệ chúng ta sẽ hội ngộ.
- Nhưng mà!
Tuệ liếc mắt, không ai nói gì, cả lũ
chia ra, quân lính đuổi mãi không thấy dấu, đành thôi.
Chàng đi vào rừng, nhớ lời mói người
trong kinh thành, phía bắc kinh thành có một thánh nhân, chuyện gì cũng biết.
Tuệ theo hướng đó mà tìm. Tìm mãi tìm mãi, cuối cùng mệ quá, tưởng bỏ cuộc, nằm
nghỉ dưới một gốc cây. Nhìn lên tán lá, chàng tự hỏi liệu bố mình có phải là loạn
thần tặc tử, nghĩ rồi thiếp đi lúc nào không hay...
Thư pháp Thanh Phong