Truyện ngắn: Ngày bắt đầu (p2)

Truyện ngắn: Ngày bắt đầu
Cá chép hóa rồng
Lúc tỉnh dậy, thấy có một ông lão nhìn chàng chằm chằm, rồi đánh mắt, quay người bỏ đi. Chàng chạy lại
- Lão ơi! Dừng lại! Tôi hỏi chút!
Ông lão vẫn đi, chàng chạy lên trước:
- Lão ơi! Tôi muốn hỏi nhà của người tên là Trúc Tâm!
- Chưa từng nghe tới !
Nói xong lão già gạt chàng sang một bên, đi thẳng. Tuệ khựng lại một lúc, nghĩ ngợi, sau đó như nhớ ra điều gì, định hỏi nhưng không thấy đâu nữa. Chàng bèn hướng theo hướng của ông cụ mà đi, được nửa ngày đường, thấy ông cụ quay lại, trên lưng là một bó củi to lắm, nhưng ông già vẫn vác được. Thấy thế, chàng chạy lại
- Cụ để tôi!
Nói xong chẳng đợi cụ già trả lời, chàng bê luôn chỗ củi sang vai mình. Ông cụ thấy thế tỏ ý không bằng lòng:
- Có lòng tốt, có nhiệt huyết!
Nói rồi lại đi, đi đến một con suối, ông cụ sắn quần lội qua, chàng đi tới, giơ cao bó củi lên rồi cứ thế đi qua. Ông cụ lẩm bẩm:
- Có đức, vì người quên mình!
Đi được một đoạn nữa, chợt trong bụi cỏ nhảy ra một con hổ lớn, Tuệ thấy thế thất kinh, vứt bó củi xuống, nhảy lên phía trước ông lão, hai tay giang rộng che cho lão tiều phu.
- Có dũng khí, ắt làm nên việc lớn! Tốt đấy!
- Lão già, chạy đi, đến nước này rồi để tôi liều với nó, lão mau chạy nhanh đi!
Con hổ to đến nỗi Tuệ nghĩ phải vài con ngựa mới đủ cho cái dạ dày của nó, riêng cặp mắt của nó đã bằng cái nắm đấm của Tuệ rồi, phen này, xác định thế nào cũng chết, cả hai ông cháu dắt nhau xuống suối vàng mất thôi.
Ông lão gạt tay chàng, tiến về phía con hổ, con hổ đang gầm gừ giận dữ bỗng ngồi im để tay ông lão xoa lên đầu mình. Chẳng có lẽ nào lại như thế, con hổ ấy nghe lời ông cụ. Tuệ còn chưa hết bàng hoàng thì lão quay lại vẫy cậu.
Chàng bước tới, không chút do dự, nó chỉ cần táp một nhát thì cũng mất nửa người, thây kệ, cứ mạnh bạo mà đi. Tuệ đi ngang qua cặp mắt đáng sợ của con hổ.
- Không lẽ đây là kỳ nhân mà người đời vẫn nói tới? – Tuệ lẩm bẩm.
Ông già dẫn chàng đến một ngôi nhà nhỏ, lỗi vào chỉ mình ông lão qua được. Chàng thử ướm mình nhưng không vừa, cũng không cố thêm nữa, chàng ngồi lên tảng đá phía trước bậu cửa, ngồi chờ. Lát sau ông lão bước ra, đưa cho Tuệ một chén nước.
- Uống đi cho đỡ khát !
- Đa tạ lão!
- Vậy ngươi tìm ta có việc gì?
Nói đến đây, mắt Tuệ sáng lên.
- Vậy cụ là?
- Đúng, ta chính là Trúc Tâm, ngươi tìm ta có việc gì?
- Tại hạ là Văn Tuệ, được biết lão là người có học vấn uyên thâm, tại hạ muốn hỏi cụ về chuyện mười lăm năm trước, chuyện của nhà tể tướng Kiến Sở.
Nói đên đây, ông cụ quay ra ngoài sân.
- Kiến Sở là người tài, hắn tuy ương bướng, ngang ngạnh nhưng rất thương yêu mọi người. Hắn chết rồi, thật là đáng tiếc.
- Xin lão nói rõ hơn cho !
- Ngày trước hắn có đến đây tìm ta, hắn có một người đồng môn tên là Trịnh Năm, người này tâm xà khẩu phật không thể tin tưởng được. Trịnh Năm dèm pha với nhà vua, tấu lên là Kiến Sở muốn làm phản để đưa con trai hắn là Trịnh Thường lên làm tể tướng.
- Bọn khốn nạn! Ta phải trả thù!
Văn Tuệ đập bàn tay xuống, nền đá nứt cả ra, tay sưng vù lên một cục.
- Người định làm gì? Ngươi sẽ bị giết trước khi ngươi đạt được ước vọng của mình.
Nghe vậy Văn Tuệ nhìn lão tiều phu già.
- Tôi biết ông là người tài, xin ông hãy giúp tôi. Ông học rộng biết nhiều, xin hãy nhận tôi làm đồ đệ.
Ông lão nhìn qua Văn Tuệ thêm một lượt.
- Được thôi, nếu như ngươi hoàn thành được thử thách mà ta giao cho người.
Văn Tuệ nghe vậy, trong lòng vui sướng, chạy lên phía trước, quỳ rạp xuống dưới chân lão tiều.
- Xin sư phụ chỉ giáo.
- Ta chưa nhận người làm đệ tử, ngươi không thể ăn nói hồ đồ như vậy được. Ta muốn người, khi ở với ta, phàm những câu trả lời, và câu hỏi, tuyệt nhiên không được nói thêm bất cứ lời nào!
- Xin lĩnh ý!
- Thứ hai, ta muốn ngươi phải học hết cánh rừng này.
- Dạ thưa, con không hiểu?
- Thứ ba, ta muốn người phải dạy hết cánh rừng này.
Văn Tuệ hơi mơ hồ, nhưng chàng cũng cúi đầu lĩnh ý.
- Xin người chỉ bảo thêm cho!
- Không dám, tối nay ta phải đi gặp một người bạn, dự là ở nhà người đó mất tầm một tháng, người ở nhà với Vằn, nhớ đừng để nó phá phách gì.
Tối hôm đó chàng đi chặt cây, vót làm cọc rồi dựng một cái chòi bên cạnh ngôi nhà nhỏ của ông lão. Còn con hổ thì có vẻ thích thú trong việc phá hoại công sức của người khác. Nó không ngừng phá đổ căn nhà của cậu, nó chỉ cần đẩy nhẹ một cái, cả căn tròi cậu dựng lên đã đổ rạp. Rồi cứ thế lăn ra đất nhoài tới nhoài lui có vẻ thích thú lắm. Nói đến đoạn bực mình lắm, Tuệ nhảy ra.
- Quá quắt lắm rồi đấy con cọp già này!
Con hổ gầm gừ giương cặp nanh về phía Tuệ. Thiết nghĩ không thể nào đánh lại nó, Tuệ bèn nén cơn tức, đi vào trong rừng. Sáng hôm sau cậu vác về bốn hòn đá lớn đặt trước cửa.
- Nào thì phá đi!
Tuệ lấy những chiếu cọc lớn nhất đập thật sâu xuống dưới đất, cứ thế tạo thành một cái hào, rồi mang đá to về thả vào trong, mỗi ngày một nhiều hơn, dựng lên một bức tường, rồi hai bức tường, quây tròn thành một ngôi nhà kiên cố, con hổ không phá được tức lắm. Nó đi kiếm mồi, lúc tha con hươu về thì thấy ngôi nhà đã hoàn thành, nó nhảy bổ lại, húc vào vách tường mà không được, nó choáng váng mất mấy hồi, rồi tức lắm, quay ra nhìn Tuệ, Tuệ chỉ cười khẩy, Vằn ta lồng lộn nhảy tới, nhưng Tuệ nhanh chân chạy vào trong nhà, Vằn không bắt được nó với chân trước vào trong vồ Tuệ.
- Hôm nay tao sẽ trị mày !
Nói rồi tuệ cầm một sợi dây thừng thắt chân con hổ lại, Vằn ta thấy chặt rút mạnh chân ra ngoài, lôi theo cả chàng trai ra nốt, Tuệ nhanh chân né được cú đớp rất mạnh của Vằn, đạp cho nó một cái vào mặt, con Hổ ngửa cổ, Tuệ nhảy lên lưng, chân trước của nó vướng vào dây thừng ngã vật xuống đất, hai bên vần nhau mãi như thế, Tuệ một tay giữ dây, một tay túm vào tai con hổ, túm mạnh đến nỗi chảy cả máu. Hai đứa vật nhau nguyên một ngày, cuối cùng nằm vật ra thở.
- Thế nào? Mày muốn chơi nưa thì tao chơi tới cùng với mày!
Con Hổ cúng có vẻ kiệt sức, càng ngỡ ngàng trước sự bền bỉ của chàng, nó lồm cồm bò dây, ngoạm lấy con hươu rồi bỏ đi.
Năm ấy gian thần hoành hành, vua nghe theo lời dèm pha, xu nịnh của bọn quan lại trong chiều, cho giết rất nhiều nhân tài, nghĩa sĩ, xây cất lăng tẩm, tốn tiền tốn của, lòng dân oán hận, nên rất nhiều cuộc nổi dậy đã diễn ra, nhưng đa phần đều bị dìm trong bể máu.
- Công chúa, công chúa đừng chạy nữa kẻo ngã!
- Hi hi ha ha!
Một đứa con gái chạy trước cả một lũ người hầu chạy theo sau, thở không ra hơi. Mấy khi được ra ngoài, nàng cứ thế chạy nhảy thỏa thích, đám đầy tớ cầm theo cờ quạt, đồ ăn thức uống chạy theo sau thì mệt lả. Công chúa đi chơi cả ngày rồi mà vẫn chưa thấy chán. Chỉ sợ Hoàng Thượng biết được công chúa trốn ra ngoài, sẽ đem bọn nô tỳ ra xử chém.
- Về thôi công chúa!
- Ta muốn chơi thêm chút nữa đã !
Nàng chạy nhảy, nô đùa hồn nhiên, nước da của nàng hòa vào màu nắng, trắng muốt như tuyết, đôi môi đỏ thắm với nụ cười cũng phải làm cho lũ thái giám ngây ngất, tiếc thật.
- Các người xem kìa có con thỏ trắng đáng yêu làm sao!
Rồi công chua chạy lại, chú thỏ sợ hãi chạy đi.
- Ấy ấy! đừng sợ, thỏ con đừng sợ!
Rồi thì nàng đuổi lũ thỏ, đám người hầu đuổi theo nàng, cư thế mà không biết đằng xa cũng có những bóng đen đang đuổi theo họ.
- Em thỏ đáng yêu chưa này, Lan Trung xem này, nó béo quá!
- Công chua, ta ra thôi, thần thấy mình đi hơi xa … hự
Người cung nữ ưỡn mạnh người, mắt trợn trừng rồi đổ rạp xuống đấp, mũi tên cắm ngập đằng sau lưng, chưa kịp biết chuyện gì xảy ra, một tốp người bịt kín mặt lao ra, bọn cung tần và thái giám tổng cộng bốn người đi theo đều bị giết chết cả. Công chúa đứng ở giữa, không biết làm gì, nàng ôm chặt lấy chú thỏ, nàng khóc.
- Xem ai đây nào! Chẳng phải đây là công chúa sao?
- Cục vàng của chúng ta, ha ha ha!
- Nó xinh quá đại ca nhỉ ?
- Bắt nó về đổi lấy vàng đi, ta giàu to rồi.
Nàng công chúa đứng giữa nhóm thích khách, bèn rút ra một con dao nhỏ dắt trong lưng quần.
- Các ngươi đừng qua đây! Nếu không… - Nàng dí sát con dao vào cổ.
- Ấy ấy, đừng làm thế, nếu cô nương làm thế Thừa… ưm ưm
Một tên khác bịt mồm tên thích khách kia lại không cho nói. Rồi tiến lên.
- Mày chết rồi tao sẽ cho bọn nó từng đứa môt thay nhau vào vui vẻ với mày. Và trước hết, tao sẽ cắt cổ con bạn mày.
Nói rồi vắn túm tóc Lan Trung, cô người hầu bị trúng tên đang thoi thóp có vẻ sắp chết.
- Các ngươi không được làm thế !
- Bỏ con dao xuống !
Công chua buông con dao và quỳ xụp xuống đất.
- Trói nó lại!
Bất ngờ từ đâu nhảy ra một con hổ, mình dài 8 trượng, mắt to bằng nắm tay. Con hổ nhảy ra gầm gừ. Cả lũ run bắn cả người, thất kinh làm rơi cả cung tên, đao kiếm, mạng ai thăng nấy chạy. Chúng định kéo theo công chúa, con Hổ nhảy lên đằng trước chắn ngang đường, một chàng trai đứng phía sau đó.
- Thả cô ấy ra, không Vằn sẽ nhai chúng mày ra thành cám!
Cả lũ thả công chúa, luồn cúi bò qua người con Hổ lớn, có tên sợ quá còn đái cả ra quần, vừa chạy vừa ngã. Con Hổ lấy làm thích thú, định đuổi thêm.
- Vằn! Đừng !
Con hổ quay lại, công chúa ngồi đó, ôm lấy xác bạn mình, khóc nức nở.
- Cô nương nín đi, ta sẽ đưa cô về nhà ! Cô sống ở đâu?
Ở trong kinh thành.
- Ngươi nói gì, công chúa mất tích rồi à?
- Dạ thưa vâng, điện hạ bớt nóng…
- Đi tìm nó về cho ta, nếu ngươi không tìm được nó, ta sẽ giết cả họ nhà ngươi.
- Vâng vâng ..t hần đi tìm ngay…
- Báo ! Công chúa đã về …
- Nó đâu ! ? Nó đâu?
- Phụ Hoàng !
- Ý Lan con ta!
Hai cha con ôm nhau khóc sướt mướt.
- Con đi đâu làm ta lo quá !
- Con xin lỗi cha !
- Con có sao không ?
- Con bị cướp !
- Con bị cươp ? Chúng có làm gì con không ?
- Chúng không cha ạ, nhưng chúng giết Lan Trung và mấy người khác rồi cha ơi !
Hai cha con lại ôm nhau khóc. Tin công chua vào rừng chơi, thoát khỏi tay bọn cướp ấy phát ra ngoài. Trong phủ thừa tướng có người nổi điên. Trong một ngôi nhà quanh quanh đó, có một ông lão cũng phải giật mình mà cáo từ bạn mình.
- Chúng mày là một lũ ăn hại ! Làm hỏng hết kế hoạch của tao !
- Tại … tại con Hổ.
- Tại tại cái gì ? Chúng nó có bao nhiêu người ?
- Chỉ có một thằng tiểu tử nhưng đi cùng nó là một con Hổ rất lớn.
- Phải trả mối nhục này.
Nói rồi vài hôm sau, người ta có tin sơn tặc tấn công làng đông, giết người cướp của. Trịnh Năm xin nhà Vua cho đi trừ phỉ. Vua chấp thuận, phát cho hơn một vạn quân vây bắt sơn tặc.
Lại nói về Tuệ và chú Hổ đang ở bờ suối bắt cá, con Hổ vồ được nhiều hơn, Tuệ bực mình lao vào đánh nó, hai bên lại vật nhau.
- Mấy đứa kia, có thôi đi không ?
- A Sư phụ !
Hai đứa chạy lại đón ông lão.
- Không còn thời gian nữa, chúng ta phải đi ngay !
- Đi đâu vậy sư phụ ?
- Chúng ta qua phía đông ?
Ba thầy trò về nhà khăn gói đi ngay trong ngày hôm đó, nhưng được nửa đường đành phải quay lại vì trại lính vây xung quanh, không tiến thêm được.
- Đến nước này, chỉ còn một cách !
Vậy là ba thầy trò quay ngược lên núi, băng qua đỉnh núi sang đầu bên kia, có một sơn trại. Chủ sơn trại ấy là một tên tai to mặt lớn, dụng đao như thần.
- Bọn quan binh tiến lên đây để bắt anh em nghĩa quân chúng ta, lần này tính sao đây đại ca ?
- Nghe bảo chúng có hơn một vạn, bây giờ có lẽ cũng đang ở chân núi rồi.
- Báo ! Có hai người đến muốn gặp trại chủ, họ mang theo… mang theo một..
- Một cái gì ?
Cả mấy người đi ra ngoài cổng trại nhìn xuống. Thất kinh khi thấy một con Hổ to đến mức độ như vậy.
- Trại chủ Cương Lỗi, chúng tôi đến xin ở nhờ !
- Các người là ai ?
- Chúng tôi chỉ là những người bất đồng với thế sự, chán ghét bọn quan lại tham ô nhũng nhiều dân lành, nhân đây biết có quân lính vây núi, nên xin trại chủ rộng lòng cho ở nhờ ! – Tuệ thưa !
- Quân lính vây khắp bốn mặt, trong trại chỉ có hơn hai trăm người, thân cô thế độc, chi bằng cứ cho họ vào ! – Một tên lính rỉ tai Cương Lỗi.
- Cho họ vào !
Tối hôm đó, trại chủ ngồi nói chuyện với hai thầy trò.
- Con Hổ của ngài ! Có thể nói cho tôi biết tại sao không ?
- Nó không phải của tôi ! Nó là vật nuôi của sư phụ ! – Tuệ nói rồi nhìn qua lão sư phụ.
- Chỉ mai thôi là quân lính sẽ lên núi đánh chúng ta, các vị có cao kiến gì không ?
Ông lão nhắm nghiền đôi mắt từ nãy nay cầm chén nước, nhấp một ngụm nhỏ rồi chỉ tay vào Tuệ.
- Cho thằng nhóc quân của ngươi, nó sẽ đánh bại quân triều đình.
Có người can ngăn Cương Lỗi, nhưng Cương Lỗi gạt ra.
- Muốn ta nhường chức trại chủ, cũng được thôi, nhưng mà trong trại cũng có luật, phàm khi người này đánh thắng lại ta, bằng không thì ta cũng rất lấy làm tiếc.
Giữa tối hôm đó, Cương Lỗi và Văn Tuệ, hai bên tay không lao vào nhau.
Sáng sớm hôm sau.
Cương Lỗi nấp trong một bụi cây, rồi như nhìn thấy cái gì đó, hắn quay lại vẫy tay.
- Trại chủ, tới rồi.
- Đánh !
Trong trại, quân lính con đang ngủ, giáp chưa kịp mặc đã thấy lửa khói phía đông cháy nghi ngút, ngọn lửa chảy ra khắp trại, cắt đôi trại làm hai. Trận ấy người ta đồn lại rằng có một vị sơn thần cưỡi hổ, quân lính hơn một vạn người không địch lại được tháo chạy hết cả. Sau đó nghe đâu sơn trại tự giải tán, không còn chống lại triều đình nữa…
Một năm sau đó hạn hán mất mùa.
- Hiện tại quốc khố đã cạn, tuy nhiên lăng Thái Bình còn chưa xây xong, thần thấy chúng ta nên tăng thêm thuế để hoàn thành công trình này sớm, thưa bệ hạ.
- Ý của các khanh thế nào ?
- Muôn tâu Hoàng Thượng, chúng thần thấy ý của tể tướng Trịnh Năm rất đúng, cần tăng thêm thuế để hoàn thành lăng Thái Bình !
- Vậy cứ theo ý các khanh !
Thế lực của Trịnh Năm ngày càng lớn, không một ai dám đứng ra phản kháng lại, Trịnh Năm thao túng chiều chính, ngang ngược trước thềm điện, vua tôi không ai dám nói gì, cũng vì lẽ ấy mà mấy hôm trở lại đây, Hoàng Thượng bị ốm, bệnh tình ngày càng nặng, các thái y rất lo ngại cho sức khỏe của người. Trịnh Năm ngày đêm túc trực bên giường bệnh, tận tình chăm sóc, thuốc bổ từ khắp nơi tiến cúng về, mong cho Thiên Tử mau khỏi bệnh.
Trước tình hình đó, nhà vua gọi người con gái duy nhất của mình vào điện mà dặn dò
- Con gái của ta, giang sơn của ta sắp mất rồi, thiết nghĩ đâu là bạn đâu là thù, con hãy chuẩn bị tâm lí, hành trang để lên đường, bây giờ thế lực của Trịnh Năm rất lớn, ta như cá nằm trọng giỏ, con là niềm hy vọng cuối cùng của ta. Ở phía Bắc ta còn một người có thể dùng được, con hãy cầm tấm phù này đến gặp người ấy, người đó sẽ giúp con phục hưng giang sơn của ta.
Nói tới đoạn dứt khoát không cho Ý Lan ở lại, ngay trong đêm ấy, công chúa cùng vài người thân cận lẻn ra ngoài kinh thành.
- Gác cửa chặt quá, làm sao thoát khỏi thành bây giờ ?
- Công chúa hãy chờ ở đây, tôi đi đánh lạc hướng bọn chúng, nhân lúc ấy, công chúa hãy chạy thật nhanh.
Nói xong cả tốp bốn người chia ra làm hai, tiến ra trước cửa hai tên thái giám lao ra đánh nhau thừa chết thiếu sống, quan binh thấy vậy lao lại xem có chuyện gì, nhân cơ hội ấy, Ý Lan cùng a hoàn thân cận lẻn nhanh ra ngoài. Sau này Trịnh Năm biết được giết chết cả nhà hai người thái giám, nghe tin ấy Ý Lan đã lập miếu thờ hai vị trước cổng Bắc của tòa Thành, mỗi người đi qua đều lấy đó làm gương về sự trung thành.
Ý Lan và a hoàn chạy một mạch hơn một ngày đường, đôi chân tê cóng, không sao bước nổi nữa, hai người đang ngồi nghỉ bên đường thì thấy có bóng người đi đêm, bèn nấp vào trong bụi.
- Nghe nói đại ca ngược lên Bắc đề tìm kiếm tung tích của gia đình, lần cũng đã được gần bốn năm, tôi lo cho anh quá, biển rộng mênh mông biết huynh ấy ở đâu mà tìm.
- Đại ca tìm được thầy giỏi ở ngọn núi này, nghe nói còn thuần phục được một con Hổ rất to, chúng ta đến phía bắc cứ mấy ngọn núi mà tìm, ắt hẳn anh ở đó.
Toán người đi qua, công chúa cùng a hoàn cũng bám theo vì nghe thấy mang máng trong câu chuyện của mấy người có nhắc đến vị anh hùng cưỡi hổ.
Lại nói đến chuyện của Văn Tuệ, từ khi công trại lính trừ phỉ, Vằn vồ được một tên đầu quân, tên đầu quân vừa trông thấy Tuệ đã lắp bắp không nói ra câu :
- Kiến Sở, không lẽ nào, ngươi còn sống ?
- Tại sao ngươi biết cha ta ?
- Ngươi là con trai hắn sao ? Ngươi hẳn là Kiến Quốc ?
- Nói ! Tại sao ngươi biết cha ta ?
- A ha ha, người không biết rồi, một chút nữa quân viện binh sẽ tới, ngươi cứ ở đây mà chờ chết đi.
- Thật thế sao ?
Lúc lôi tên đầu quân ra ngoài, mãnh thũ một mình phá nát trại địch, nghĩa quân trên núi đổ xuống thế mạnh như vũ bão, hơn một vạn quân bị giết gần một nửa. Tên đầu quân thấy vậy, chân tay run lẩy bẩy :
- Kiến Quốc tha cho ta.
- Niệm tình ngươi cũng là người nghĩa hiệp, mau nói cho ta biết mọi chuyện, ta sẽ tha cho.
 Hắn nhận ra ngay là con trai Kiến Sở, Tuệ lấy làm lạ hỏi ra thì biết ngày trước hắn cũng biết chuyện ấy, và còn biết được một số tin về vụ án sát hại gia đình Kiến Sở. Từ lúc nghe xong tin ấy, theo lời tên đầu quân, Tuệ chính thức thay tên đổi họ thành Kiến Quốc, để sư phụ ở lại ngọn núi, còn mình và Vằn cùng nhau lên đường nhắm hướng Bắc đề tìm ra ngọn nguồn của sự việc.

Thư pháp Thanh Phong | Dịch vụ viết thư pháp
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn