03 Vấn đề cần lưu ý đối với người lãnh đạo mới nhậm chức

Vấn đề cần lưu ý đối với người mới nhậm chức
Người lãnh đạo mới nhậm chức thường phải đối mặt với một số vấn đề đôi khi là khá phức tạp, để cho quý độc giả nắm bắt được toàn diện và có cái nhìn tổng quan về việc này, thư pháp Thanh Phong xin đưa ra một số những vấn đề cần lưu ý đối với một người lãnh đạo mới nhậm chức mà tôi nghĩ rằng bạn sẽ rất dễ gặp phải.

Bài viết nằm trong series nghiên cứu về nghệ thuật lãnh đạo của Thư pháp Thanh Phong

1. Nắm bắt công việc ở cương vị mới

Khi mới được nhậm chức, vị trí và cách nhìn của chúng ta cũng sẽ thay đổi rất nhiều vì bây giờ bản thân chúng ta sẽ phải chú ý tới không chỉ cá nhân mình mà còn là những vấn đề của cả một tập thể.
Những nhân viên cấp dưới và sếp ở trên sẽ nhìn nhận và đánh giá bạn chủ yếu là trong giai đoạn này, chính vì thế, bản thân người lãnh đạo phải thành thạo những công việc trên cương vị mới, khi làm tốt nó, bạn sẽ có sự ủng hộ và tín nhiệm từ cả hai phía. Bạn cần chú ý tới:

- Tình hình hiện tại của tập thể, những thành tích đã làm được, những gì chưa làm được, những tồn tại, hạn chế (bằng việc hỏi thăm nhân viên, tổ chức các buổi nói chuyện, gửi thư, gọi điện thoại, xây dựng hòm thư góp ý, phiếu khảo sát,…)

- Khi tiếp xúc với nhiệm vụ nào, hãy nhanh chóng nắm bắt được trọng điểm công việc

- Không nên ngay lập tức đề ra chủ chương, quyết sách mới đặc biết là những chủ trương đối lập với các nhà tiền nhiệm trước đã đưa ra, và càng nguy hiểm hơn nếu cái bóng của nhà lãnh đạo tiền nhiệm quá lớn, được mọi người mến mộ thì bạn lại càng phải chú ý trong việc đề ra những quyết sách lớn.

- Hãy trao đổi thêm với những người lãnh đạo tiền nhiệm để học hỏi thêm về cách thức làm việc của họ.

2. Những nhiệm vụ còn đang dang dở

Nếu như bạn mới được đề bạt vào vị trí mới trong tập thể, tôi đồ rằng hoặc đó là một tập thể mới được thành lập hoặc người tiền nhiệm của bạn quá nhiệm kỳ hoặc chưa thể hoàn thành được một vấn đề nào đó, hoặc gặp thất bại trong việc thực hiện công việc của tập thể.

Nếu rơi vào một trong số những trường hợp tôi nêu ở trên, bạn cần phải nhanh chóng nắm được những trở ngại, khó khăn cũ ấy là gì, đặc trưng của nó như thế nào?

- Những nhiệm vụ ấy đã trải qua bao nhiêu lâu?

- Sai lầm của những người đi trước là gì?

- Ý kiến của nhân viên thế nào

Những vấn đề cũ hay nhiệm vụ còn tồn tại từ đời lãnh đạo trước cho đến thời của bạn chắc chắn là những vấn đề không dễ giải quyết, thậm chí là rất phức tạp, đòi hởi ở bạn một sự tháo vát, chịu khó, chịu khổ, và nên nhanh chóng giành những ưu tiên hàng đầu để giải quyết dứt khoát nhiệm vụ này, thứ nhất là nó cho thấy khả năng của bạn thứ hai là nó sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng đi vào vết xe đổ của người lãnh đạo trước đây.

Thêm vào đó, nếu gặp phải trường hợp các công việc diễn ra một cách liên tục, nhiều không kể xiết thì bạn nên chuẩn bị trước tinh thần, vì có thể điều này không chỉ là do lãnh đạo tiền nhiệm yếu kém và còn có thể là những cấp trên cố ý tạo ra để xem cách phản ứng của bạn.

3. Mối quan hệ với các nhân viên

Khi bạn mới bắt đầu được đề bạt, trở thành lãnh đạo của rất nhiều người, thì việc này cũng đồng nghĩa rằng sẽ có một vài người đến làm quen, kết giao với bạn, mục đích thì nhiều lắm nhưng cái cốt yếu nhất là vì vị trí hiện tại của bạn đã thay đổi, và người ta cần phải kết giao với bạn để giúp cho người ta đạt được một mục tiêu nào đó thiết thân.

Hãy cẩn thận với điều này, chỉ nên giao lưu với những người thực sự có tâm, tài đức, tuyệt đối tránh những kẻ mà bạn biết rằng có thói lừa lọc, thực dụng.

Nếu không biết tính cách của đối phương thế nào, hãy tạm thời từ chối gặp mặt hoặc chủ động kéo dài thời gian để tìm hiểu thêm về người đối phương.

Thêm vào nữa, hãy chú ý tới những nhân viên không mấy quan tâm đến bạn, những người này hoặc là đang chán ghét công việc, hoặc là họ đang có vấn đề  (như rào cản tâm lý, nỗi sợ hãi khi tiếp xúc với cấp trên) nên điều bạn cần làm cũng chính là thắt chặt mối quan hệ với những nhân viên như thế.

Nắm bắt được nhân sự cũng đồng nghĩa với việc bạn có được thêm những trợ thủ đắc lực cho những công việc trong tương lai.

Tôi cũng cho rằng, có nhiều trường hợp khi bạn trở thành một nhà lãnh đạo, việc nhân viên chưa phục tùng hoặc có thái độ chống đối cũng sẽ thường xuyên xảy ra, đối với những nhân viên chống đối, bạn có thể làm theo một trong các bước:

- Dùng tình cảm, lý lẽ để thuyết phục giải thích
- Dùng vật chất để khích lệ, động viên
- Dùng các mối quan hệ thân thuộc với nhân viên để tác động
- Dùng nội quy để trừng trị thích đáng
- Dùng tập thể để răn đe cá nhân
- Dùng cá nhân để làm gương cho tập thể.

Có thể bài viết "Cách để tạo ấn tượng ban đầu khi mới nhậm chức"

Trên đây là 03 vấn đề cần lưu ý đối với người mới nhậm chức, tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho những người đang trong quá trình bắt đầu trở thành nhà lãnh đạo trong lòng tập thể. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ nó lên các trang mạng xã hội để mọi người cùng nhau thảo luận, chia sẻ, bất cứ câu hỏi nào quý độc giả có thể để lại trong phần bình luận của bài viết. Tôi sẽ cố gắng trả lời các bạn trong thời gian sớm nhất.

Thư pháp Thanh Phong thủ bút


Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn