Trong quá trình lãnh đạo tập thể, như tôi đã nói trong phần đầu tiên “Nghệ thuật lãnh đạo là gì”, người lãnh đạo cần phải tạo ra được “thực quyền”, đó là những tiêu chí bắt buộc trong quá trình trở thành môt người lãnh đạo thực sự, trong bài viết này, tôi sẽ đề cập tới các nguyên tắc trong việc vận hành quyền lực để quý độc giả thấy được tổng thể những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới công việc lãnh đạo của bạn.
Trước hết, bạn cần hiểu rằng người lãnh đạo sử dụng quyền lực để thi hành những công việc nhằm đạt được mục đích của tập thể, việc làm này giống như khi chúng ta cầm cương để cưỡi ngưa. Muốn thành công, bạn phải hiểu cách làm thế nào để chú ngựa đi chậm, đi nhanh, phi nước đại, dừng lại, rẽ trái, rẽ phải…
Có như vậy, chúng ta mới quản lý tập thể một cách hiệu quả và chắc chắn.
Kết quả của sự ảnh hưởng và được nhân viên ủng hộ là tín hiệu thành công đầu tiên của người lãnh đạo, và từ đó, bạn sẽ nắm được trong tay những khái niệm đầu tiên của quyền lực (Được tạo thành bởi hai loại: Quyền lực cứng và quyền lực mềm).
Vấn đề là, để được nhân viên ủng hộ chắc chắn không phải là việc dễ dàng đạt được trong ngày một ngày hai, bạn phải hiểu được chữ nhẫn là gì và bình tĩnh trong mọi trường hợp. Bạn phải:
+ Có năng lực quản lý và trình độ
+ Luôn giữ được năng lực đạo đức
+ Tạo ra cầu nối giữa các nhân viên trong tập thể.
Bên cạnh đó, nên nhớ rằng mục đích chính của việc sử dụng quyền lực là điều hành tập thể đến được thành công của cả nhóm chứ không phải chỉ riêng thành công của bản thân người lãnh đạo. Giả sử như bạn lợi dụng quyền lực để làm giàu cho bản thân thì đó là một kiểu lạm dụng cực kỳ sai trái.
Tốt nhất nên sử dụng những phần thưởng, lời khen ngợi để khích lệ mọi người hơn là trừng phạt và đưa ra những hình thức kỷ luật. Cả mặt tinh thần, và tình cảm thậm chí là vật chất đối với những “nhân viên” thực dụng nếu như bạn cảm thấy cần thiết.
Tóm lại, tuyệt đối không nên sử dụng các loại hành vi uy hiếp, bắt buộc cấp dưới phải phục tùng vì sẽ làm cho người ta cảm thấy khó chịu, không tự nhiên, và chuyện gì đến thì sẽ đến. Tư tưởng không thông thì vác bình tông cũng nặng mà.
Tốt nhất là chúng ta nên tìm hiể và sử dụng quyền lực của chính bản thân mình để tạo nên một tập thể gắn kết với nhau một cách thực sự, từ đó mà đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau nhiều hơn.
Nhìn chung thì một tập thể được quy tụ với nhau âu cũng là vì những mục đích to lớn mà mỗi khi thực hiện được thì tất cả các thành viên có công lao, vị trí trong tập thể đều nhận được những phần thưởng xứng đáng.
Chính vì vậy mà người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn, đánh giá đúng năng lực, và thực trang các mối quan hệ giữa các cấp để bảo đảm công bằng cho mọi người và tạo ra sự đoàn kết chung, tạo điều kiện để cấp dưới phát huy tốt nhất khả năng của họ được tỏa sáng.
Nếu bạn muốn công việc thực sử trở nên có hiệu quả hơn bao giờ hết và bạn không cần phải quá bận tâm vào những vấn đề khi đã giao việc cho một người nào đó, thì tốt nhất bạn nên vượt ra ngoài vùng ảnh hưởng giữa định kiến “chủ - tớ” mà thay vào đó là tư tưởng mới “người bạn – người giúp đỡ”.
Tuy nhiên, mặc dù chúng ta biết rằng để được thăng tiến chính là do những người ủng hộ chúng ta.
Nhưng ngoài việc giữ cho mối quan hệ hữu hảo, tránh bị người ta cho rằng bạn là kẻ “qua cầu rút ván” thì bạn còn cần phải biết cách ứng xử sao cho hợp lý để đừng sủng ái quá người ủng hộ mà làm mất đi tính chặtchẽ trong công việc.
Không chú trọng đến phép tắc thì sẽ khiến tập thể mất đi sức sống và mất đi sự đoàn kết đối với số đông
Việc trả lời cho câu hỏi trên sẽ giúp cho bạn phát hiện ra một số nguyên nhân có thể từ phía khách quan (người nhân viên) hoặc từ chính chủ quan (là bạn).
Công việc của bạn là xem xét và nhận định vấn đề dựa trên khách quan chứ không phải chủ quan, vì thế nếu người nhân viên bạn không thích đưa ra một quan điểm nào đó mà bạn biết rằng họ dựa trên các yếu tố khách quan, thì đừng đem những suy nghĩ chủ quan của bạn để áp đặt họ hoặc làm xấu đi mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên.
Đôi khi, những người mà bạn ghét trong tập thể có thể sẽ sở hữu những năng lực mà không nhiều người làm được, đừng để đến khi đó bạn mới hối tiếc vì trước giờ đối xử quá tệ với người này để rồi bây giờ họ chẳng có cơ sở nào để giúp bạn nữa.
Với trách nhiệm nặng nề mà bạn phải gánh trên vai. Nếu không biết các nguyên tắc để vận hành quyền lực thì bạn sẽ khó mà đưa tập thể đến đích an toàn được. Dưới đây là một số nguyên tắc chính yếu mà tôi rút ra được.
Thế nên bạn cần phải định ra được cho tập thể một mục tiêu dài hạn và các mục tiêu ngắn hơn để hướng mọi người tới vấn đề cần đạt được. Vận hành quyền lực tốt không bằng vận hành quyền lực đúng vì sao lại như thế? Vì “kết quả tốt hơn cách làm”.
Tôi thấy rất nhiều người bị chìm đắm trong tư suy của người đứng đầu, cứ nghĩ rằng bất kể việc gì cũng phải được biết, được nắm, được hiểu, phải chỉ đạo người ta từng tí một thì mới là một người lãnh đạo tốt. Điều này hoàn toàn là một sai lầm vì cách làm việc của mỗi người là khác nhau, chúng ta không thể ép buộc người nào đó phải làm việc theo cách của chúng ta được.
Có thể trong thời gian đầu tiên, những người nhân viên vẫn sẽ vui vẻ thực hiện theo cách mà bạn mong muốn, thế nhưng trong thời gian dài, họ sẽ cảm thấy bạn giống như một người “lãnh đạo lắm điều”, “chuyện gì cũng xía vào”... Tốt hơn hết nên đặt bản thân vào vị trí của người nhân viên để hiểu họ muốn gì, cảm thấy thế nào trong những tình huống cụ thể.
Tốt hơn hết, trong thời gian đầu tiên bạn hãy phân công dựa trên sự tự nguyện và bố trí công việc một cách ngẫu nhiên, nhưng sau một thời gian, cần chú ý tới thái độ của cấp dưới và tiến trình công việc mà mọi người đat được. Người làm việc tốt sẽ là những người mà bạn ít phải nhắc nhở, mà hiệu quả công việc lại cao, cùng với sự thích thú, tích cực.
Bằng việc khuyến khích mọi người, thì đối với những người có năng lực kém hoặc gặp việc khó khăn, bạn nên khéo léo chỉ bảo hoặc tự mình đứng ra giải quyết sau đó lựa chọn những vị trí khác, phù hợp hơn cho họ.
Sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, nên có một buổi tổng kết đánh giá những điều đã làm được, chưa làm được, tưởng thưởng xứng đáng cho những người tích cực và đánh giá một cách cầu thị đối với công việc của những người chưa thể hiện được bản thân.
Có những trường hợp bạn cần biết gạt bỏ những nhiệm vụ trước mắt, hoặc những mục tiêu không mấy quan trọng để giữ được tình cảm cũng như sự tín nhiệm của ai đó. Nói tóm lại nên lấy vấn đề dùng người đặt lên trước kết quả của mục tiêu vì dù gì một công ty có thể chưa thành công trong các chiến dịch, nhưng công ty ấy có một tập thể đoàn kết thì sớm muộn gì họ cũng sẽ phát triển và với tay vào vòng nguyệt quế.
Thế nên, hãy:
+ Tìm hiểu thật kỹ lưỡng từng đặc điểm của các nhân viên cấp dưới. Cố gắng tính toán xem họ phù hợp với công việc gì, sẽ phát huy hết sở trường khi được đặt vào vị trí nào.
+ Tổ chức nhiều sự kiện để gắn kết các thành viên lại với nhau
+ Chú ý khích lệ và chủ động khen ngợi cấp dưới, khi phân công những việc làm quan trọng, anh hưởng tới toàn cục cần phải sâu sát, gần với cấp dưới để họ thấy được cảm tình của bạn, sự quan tâm của người đứng đầu.
Nói chung thì đối với một người lãnh đạo, chúng ta sẽ thường phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và cạm bẫy khác nhau. Làm một người lãnh đạo cũng đồng nghĩa với việc ở phía trên chúng ta còn có những ông sếp to hơn và ở bên dưới thì lại có những người nhân viên nhìn tới.
Bởi vậy việc giữ cho mối quan hệ trên – dưới được hòa hợp cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Làm người lãnh đạo không chỉ đơn giản là thắp nhang, khấn bái là mọi thứ sẽ diến ra xuôi chiều mát mái, mà bạn cần phải kết hợp khéo léo các nguyên tắc vận hành quyền lực để tạo nên sự hiệu quả chung.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút
Trước hết, bạn cần hiểu rằng người lãnh đạo sử dụng quyền lực để thi hành những công việc nhằm đạt được mục đích của tập thể, việc làm này giống như khi chúng ta cầm cương để cưỡi ngưa. Muốn thành công, bạn phải hiểu cách làm thế nào để chú ngựa đi chậm, đi nhanh, phi nước đại, dừng lại, rẽ trái, rẽ phải…
Có như vậy, chúng ta mới quản lý tập thể một cách hiệu quả và chắc chắn.
Những lưu ý chính trong việc tiếp cận
Trước khi đi vào phần chính của bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với quý độc giả một số những khái niệm và lưu ý chính trong khi tiếp cận với quyền lực lãnh đạo. Cụ thể:- Quyền lực sinh ra khi bạn là người có ảnh hưởng
Trong phần trước, mình đã đề cập đến việc bạn cần phải có sức ảnh hưởng cá nhân thông qua việc tạo dựng các mối quan hệ mật thiết, tích cực với mọi người, sự tồn tại mối quan hệ này đảm bảo tính gắn kết và tinh thần đoàn kết chung.Kết quả của sự ảnh hưởng và được nhân viên ủng hộ là tín hiệu thành công đầu tiên của người lãnh đạo, và từ đó, bạn sẽ nắm được trong tay những khái niệm đầu tiên của quyền lực (Được tạo thành bởi hai loại: Quyền lực cứng và quyền lực mềm).
Vấn đề là, để được nhân viên ủng hộ chắc chắn không phải là việc dễ dàng đạt được trong ngày một ngày hai, bạn phải hiểu được chữ nhẫn là gì và bình tĩnh trong mọi trường hợp. Bạn phải:
+ Có năng lực quản lý và trình độ
+ Luôn giữ được năng lực đạo đức
+ Tạo ra cầu nối giữa các nhân viên trong tập thể.
- Không lạm dụng quyền lực
Như mình đã nói trong phần đầu, mặc dù bạn cưỡi ngựa và việc quất roi vào mông chúng là điều cần thiết, nhưng một nhà lãnh đạo giỏi không nên lạm dụng quá quyền lực của mình mà nên chú ý trong việc công tâm, khách quan trong bất cứ trường hợp nào để mọi người trong tập thể biết rằng bạn luôn sử dụng quyền lực một cách hợp lý.Bên cạnh đó, nên nhớ rằng mục đích chính của việc sử dụng quyền lực là điều hành tập thể đến được thành công của cả nhóm chứ không phải chỉ riêng thành công của bản thân người lãnh đạo. Giả sử như bạn lợi dụng quyền lực để làm giàu cho bản thân thì đó là một kiểu lạm dụng cực kỳ sai trái.
Tốt nhất nên sử dụng những phần thưởng, lời khen ngợi để khích lệ mọi người hơn là trừng phạt và đưa ra những hình thức kỷ luật. Cả mặt tinh thần, và tình cảm thậm chí là vật chất đối với những “nhân viên” thực dụng nếu như bạn cảm thấy cần thiết.
Tóm lại, tuyệt đối không nên sử dụng các loại hành vi uy hiếp, bắt buộc cấp dưới phải phục tùng vì sẽ làm cho người ta cảm thấy khó chịu, không tự nhiên, và chuyện gì đến thì sẽ đến. Tư tưởng không thông thì vác bình tông cũng nặng mà.
- Một tậm thể gắn kết, đồng tâm hiệp lực
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần quan tâm đến môi quan hệ giữa bản thân với những người cấp dưới mà quên đi mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau. Thực tế thì hiện nay ở các công ty lớn, và phát triển, người ta thường tập trung vào những giá trị chung như những buổi du lịch, các trò chơi team building để gắn kết mối quan hệ và tình đoàn kết giữa các thành viên. Vấn đề ở đây là bạn sẽ chẳng thể nào lãnh đạo đạt hiểu quả nếu như giao một công việc cho một nhóm người mà ông A lại mâu thuẫn với ông B.Tốt nhất là chúng ta nên tìm hiể và sử dụng quyền lực của chính bản thân mình để tạo nên một tập thể gắn kết với nhau một cách thực sự, từ đó mà đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau nhiều hơn.
Nhìn chung thì một tập thể được quy tụ với nhau âu cũng là vì những mục đích to lớn mà mỗi khi thực hiện được thì tất cả các thành viên có công lao, vị trí trong tập thể đều nhận được những phần thưởng xứng đáng.
Chính vì vậy mà người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn, đánh giá đúng năng lực, và thực trang các mối quan hệ giữa các cấp để bảo đảm công bằng cho mọi người và tạo ra sự đoàn kết chung, tạo điều kiện để cấp dưới phát huy tốt nhất khả năng của họ được tỏa sáng.
- Đừng thờ ơ với những người ủng hộ bạn
Nếu bạn chỉ chú ý đến chất lượng công việc, cách thức thực hiện mà bỏ quên đi mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên thì rất có thể sẽ dẫn đến việc nhân viên cảm thấy ức chế vì mình “không được quan tâm”.Nếu bạn muốn công việc thực sử trở nên có hiệu quả hơn bao giờ hết và bạn không cần phải quá bận tâm vào những vấn đề khi đã giao việc cho một người nào đó, thì tốt nhất bạn nên vượt ra ngoài vùng ảnh hưởng giữa định kiến “chủ - tớ” mà thay vào đó là tư tưởng mới “người bạn – người giúp đỡ”.
Tuy nhiên, mặc dù chúng ta biết rằng để được thăng tiến chính là do những người ủng hộ chúng ta.
Nhưng ngoài việc giữ cho mối quan hệ hữu hảo, tránh bị người ta cho rằng bạn là kẻ “qua cầu rút ván” thì bạn còn cần phải biết cách ứng xử sao cho hợp lý để đừng sủng ái quá người ủng hộ mà làm mất đi tính chặtchẽ trong công việc.
Không chú trọng đến phép tắc thì sẽ khiến tập thể mất đi sức sống và mất đi sự đoàn kết đối với số đông
- Đừng phớt lờ những người bạn không thích
Một thực trạng đáng buồn là khi ai đó lãnh đạo một tập thể, họ thường để cho những cảm xúc chi phối mà làm hỏng đi đại sự. Có những vị thậm chí chỉ vì ghét một ai đó mà không thèm đếm xỉa tới những lời khuyên, lời nhắc nhở, thậm chí là tự đưa ra các cách làm trái ngược chỉ vì sự “trả thù riêng” để rồi kéo theo cả một hệ quả là sự thất bại của tập thể. Khi mới bắt đầu nhậm chức, người lãnh đạo đừng ngại tự hỏi xem liệu cấp dưới nào làm mình không có thiện cảm, và tại sao lại như vậy.Việc trả lời cho câu hỏi trên sẽ giúp cho bạn phát hiện ra một số nguyên nhân có thể từ phía khách quan (người nhân viên) hoặc từ chính chủ quan (là bạn).
Công việc của bạn là xem xét và nhận định vấn đề dựa trên khách quan chứ không phải chủ quan, vì thế nếu người nhân viên bạn không thích đưa ra một quan điểm nào đó mà bạn biết rằng họ dựa trên các yếu tố khách quan, thì đừng đem những suy nghĩ chủ quan của bạn để áp đặt họ hoặc làm xấu đi mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên.
Đôi khi, những người mà bạn ghét trong tập thể có thể sẽ sở hữu những năng lực mà không nhiều người làm được, đừng để đến khi đó bạn mới hối tiếc vì trước giờ đối xử quá tệ với người này để rồi bây giờ họ chẳng có cơ sở nào để giúp bạn nữa.
Nguyên tắc vận hành quyền lực
Khi bạn trở thành một người lãnh đạo, thì việc này đồng nghĩa rằng bạn đã nắm trong tay sợi dây cương để điều khiển “chú ngựa” đi đúng hướng, băng qua các trở ngại và chạy thật nhanh về đích.Với trách nhiệm nặng nề mà bạn phải gánh trên vai. Nếu không biết các nguyên tắc để vận hành quyền lực thì bạn sẽ khó mà đưa tập thể đến đích an toàn được. Dưới đây là một số nguyên tắc chính yếu mà tôi rút ra được.
- Chúng ta phải là người định ra mục tiêu dài hạn! Hãy chú ý đến nó!
Trong một tập thể, thực tế sẽ ít có người nhân viên nào chịu để ý đến mục tiêu dài hạn nào hơn ngoài việc cuối tháng nhận được bao nhiêu lương, các chế độ khen thưởng – kỷ luật liên quan mật thiết đến họ. Trên cương vị cũ bạn phải hiểu được điều này sẽ làm phương hại thế nào đến tập thể nếu như mỗi chúng ta chỉ dò dẫm trong “bóng tối” mà không có một định hướng cụ thể, dài hạn nào.Thế nên bạn cần phải định ra được cho tập thể một mục tiêu dài hạn và các mục tiêu ngắn hơn để hướng mọi người tới vấn đề cần đạt được. Vận hành quyền lực tốt không bằng vận hành quyền lực đúng vì sao lại như thế? Vì “kết quả tốt hơn cách làm”.
- Hãy chú trọng vào kết quả hơn là cách làm
Khi bạn trở thành một người lãnh đạo, thì bạn phải tập làm quen dần khi bắt gặp những nhân viên có cách làm rất “lạ đời” thậm chí là “chẳng giống ai”, nhưng tôi khuyên bạn rằng nên tập trung nhiều hơn vào kết quả của công việc, tiến độ hoàn thành nhiều hơn là cách mà người nhân viên ấy thực hiện công việc.Tôi thấy rất nhiều người bị chìm đắm trong tư suy của người đứng đầu, cứ nghĩ rằng bất kể việc gì cũng phải được biết, được nắm, được hiểu, phải chỉ đạo người ta từng tí một thì mới là một người lãnh đạo tốt. Điều này hoàn toàn là một sai lầm vì cách làm việc của mỗi người là khác nhau, chúng ta không thể ép buộc người nào đó phải làm việc theo cách của chúng ta được.
Có thể trong thời gian đầu tiên, những người nhân viên vẫn sẽ vui vẻ thực hiện theo cách mà bạn mong muốn, thế nhưng trong thời gian dài, họ sẽ cảm thấy bạn giống như một người “lãnh đạo lắm điều”, “chuyện gì cũng xía vào”... Tốt hơn hết nên đặt bản thân vào vị trí của người nhân viên để hiểu họ muốn gì, cảm thấy thế nào trong những tình huống cụ thể.
- Tìm kiếm vị trí thích hợp cho nhân viên
Trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” của Jum Collin, tác giả đã đề cập tới việc phải luôn luôn tìm kiếm những con người phù hợp để đưa họ vào vị trí đúng trên chuyến xe đi tới thành công. Trong một tập thể cũng vậy, việc bạn lãnh đạo mọi người đương nhiên phải luôn dựa vào nguyên tắc bố trí công việc thích hợp cho mọi người.Tốt hơn hết, trong thời gian đầu tiên bạn hãy phân công dựa trên sự tự nguyện và bố trí công việc một cách ngẫu nhiên, nhưng sau một thời gian, cần chú ý tới thái độ của cấp dưới và tiến trình công việc mà mọi người đat được. Người làm việc tốt sẽ là những người mà bạn ít phải nhắc nhở, mà hiệu quả công việc lại cao, cùng với sự thích thú, tích cực.
Bằng việc khuyến khích mọi người, thì đối với những người có năng lực kém hoặc gặp việc khó khăn, bạn nên khéo léo chỉ bảo hoặc tự mình đứng ra giải quyết sau đó lựa chọn những vị trí khác, phù hợp hơn cho họ.
Sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, nên có một buổi tổng kết đánh giá những điều đã làm được, chưa làm được, tưởng thưởng xứng đáng cho những người tích cực và đánh giá một cách cầu thị đối với công việc của những người chưa thể hiện được bản thân.
- Thắt chặt tình cảm với nhân viên, mối quan hệ giữa mọi người.
Như tôi đã đề cập trong bài trước, việc hình thành và xây dựng một tập thể đoàn kết là yếu tố giúp người lãnh đạo có thể hoàn thành được bất cứ nhiệm vụ nào.Có những trường hợp bạn cần biết gạt bỏ những nhiệm vụ trước mắt, hoặc những mục tiêu không mấy quan trọng để giữ được tình cảm cũng như sự tín nhiệm của ai đó. Nói tóm lại nên lấy vấn đề dùng người đặt lên trước kết quả của mục tiêu vì dù gì một công ty có thể chưa thành công trong các chiến dịch, nhưng công ty ấy có một tập thể đoàn kết thì sớm muộn gì họ cũng sẽ phát triển và với tay vào vòng nguyệt quế.
Thế nên, hãy:
+ Tìm hiểu thật kỹ lưỡng từng đặc điểm của các nhân viên cấp dưới. Cố gắng tính toán xem họ phù hợp với công việc gì, sẽ phát huy hết sở trường khi được đặt vào vị trí nào.
+ Tổ chức nhiều sự kiện để gắn kết các thành viên lại với nhau
+ Chú ý khích lệ và chủ động khen ngợi cấp dưới, khi phân công những việc làm quan trọng, anh hưởng tới toàn cục cần phải sâu sát, gần với cấp dưới để họ thấy được cảm tình của bạn, sự quan tâm của người đứng đầu.
Nói chung thì đối với một người lãnh đạo, chúng ta sẽ thường phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và cạm bẫy khác nhau. Làm một người lãnh đạo cũng đồng nghĩa với việc ở phía trên chúng ta còn có những ông sếp to hơn và ở bên dưới thì lại có những người nhân viên nhìn tới.
Bởi vậy việc giữ cho mối quan hệ trên – dưới được hòa hợp cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Làm người lãnh đạo không chỉ đơn giản là thắp nhang, khấn bái là mọi thứ sẽ diến ra xuôi chiều mát mái, mà bạn cần phải kết hợp khéo léo các nguyên tắc vận hành quyền lực để tạo nên sự hiệu quả chung.
Thư pháp Thanh Phong thủ bút
Gợi ý đọc thêm bài viết: Vai trò của lãnh đạo, quản lý