Trong bài viết này, mình sẽ nêu ra một vài những vấn đề cần lưu ý đối với một người viết chữ thư pháp. Đây là những điểm cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nên hình ảnh, thương hiệu cá nhân và phong cách riêng của mỗi người viết thư pháp. Bài viết này sẽ là một trong những bài viết được mình đầu tư một phần công sức và trí tuệ lớn với mục đích giúp ích cho các bạn mới học thư pháp có được một cái nhìn toàn diện hơn, cụ thể hơn. Sau đây là nội dung bài viết.
Nhiều người cứ nghĩ rằng "Viết bừa phứa đi là nghệ thuật" thì đó là một sai lầm lớn. Ta nên nhớ rằng việc đặt bút và phác bừa ra một vài con chữ có thể mang trong nó khả năng cho ra một tác phẩm xuất thần, thế nhưng tỉ lệ ấy rất thấp mà đối với mỗi người mới viết chữ, điều đó là cực kỳ hiếm hoi. Bởi vậy mới nói, đạt đến trình độ phút pháp cao lắm mới có thể tạo ra được cho mình phong cách sáng tác đặc trưng, mang hơi hướng của cá nhân người viết chữ.
Chính vì thế, đối với bất cứ ai đang theo đuổi niềm đam mê thư pháp, mang trong lòng nỗi niềm phát triển bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt đến với nhiều người hơn thì vấn đề lựa chọn những người kế nghiệp là việc quan trọng hơn bao giờ hết.
Trên đây là những vấn đề cần lưu ý mà tôi rút ra được trong quá trình học viết thư pháp của mình, chính vì vậy, nếu có bất cứ câu hỏi hoặc đóng góp nào cho thư pháp Thanh Phong, xin quý độc giả vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết và chia sẻ nó rộng rãi cho mọi người cùng biết. Xin chân thành cảm ơn.
1. Chữ viết
Vấn đề đầu tiên là về phong cách chữ viết của mỗi người. Một người viết chữ thư pháp cần phải luôn luôn hướng tâm đến việc xây dựng cho mình được một phong cách chữ đẹp và để nhiều người biết đến. Còn nhớ thời gian đầu tiên khi thư pháp Việt mới được hình thành, đã có nhiều người cho rằng thư pháp Việt đang là bộ môn nghệ thuật bôi bẩn nền văn hóa truyền thống. Thế nhưng trong thực tế, nhìn vào những thành tựu hiện tại của thư pháp Việt đạt được, chúng ta không thể phủ nhận được một điều rằng thư pháp Việt đã giúp cho văn hóa của nước ta thêm một phần đẹp hơn, đậm đà hơn và truyền thống viết - cho chữ cổ truyền hàng năm được khôi phục lại một cách thần kỳ. Thế nhưng, những bước chập chững đầu tiên của thư pháp Việt vẫn mang những nét hết sức sơ khai, nhiều người nhận định rằng thư pháp Việt hiện chỉ có những tác phẩm mang tính chất đại trà, với nhiều tác phẩm có sự "hao hao" giống nhau về nét chữ, bố cục... Chính vì thế việc sáng tạo và đưa ra được những nét chữ riêng biệt, những sự phát triển mới sẽ là một trong những yếu tố quyết định hình thành nên vị thế của một nhà thư pháp. Trong bài "Thư thể trong thư pháp Việt" mình đã giới thiệu qua với các bạn các thể chữ phổ biến của thư pháp, đây là một trong những kiến thức nền tảng để những người mới bắt đầu tập viết làm quen và xây dựng cho mình một định hướng cho tương lai, tuy nhiên khi đã lĩnh hội được đến một lúc nào đó chúng ta phải phá bỏ đi những thứ xưa cũ để cho ra một nét đột phá mới.
2. Văn phòng tứ bảo
Ảnh hưởng lớn nhất đến chữ viết của một người viết thư pháp chính là chất lượng của văn phòng tứ bảo. Văn phòng tứ bảo được chọn lựa kỹ càng sẽ mang lại những công năng hết sức đặc biệt mà chúng ta không ngờ tới, mỗi loại bút đều có một đặc tính khác nhau, giấy cũng vậy và mực cũng không phải là một ngoại lệ, ngoài ra những dụng cụ viết thư pháp khác ngoài văn phòng tứ bảo cũng là có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tác tuyệt vời cho người viết chữ. Tuy nhiên, về cơ bản thì văn phòng tứ bảo cũng chỉ là những món đồ vật mà thôi, chúng sẽ không thể phát huy hết tác dụng của mình nếu như mỗi người viết thư pháp không chịu khó rèn luyện bút pháp hoặc đặt hết tâm hồn mình vào nó. Tâm bút hợp nhất mới đem lại hiệu quả tối ưu, chính vì thế nên bạn đừng tưởng rằng cứ đầu tư những loại bút, mực, nghiên, giấy thật đắt tiền là có thể trở thành một nhà thư pháp giỏi, điều đó là hoàn toàn sai lầm.
3. Ấn triện con dấu
Trong việc hình thành nên phong cách cá nhân riêng của từng người, ấn chương, con dấu trong thư pháp chính là yếu tố góp phần làm nên vị thế của người viết chữ trong lòng công chúng. Một bộ ấn chương, con dấu đầy đủ, đặc sắc, mang phong cách riêng sẽ mang lại tác dụng như một "bộ nhận diện thương hiệu" đối với bất cứ ai tìm kiếm sản phẩm mà người viết chữ cung cấp. Chính vì thế, việc thiết kế và cho ra đời những bộ ấn triện, con dấu của riêng mình luôn là một vấn đề rất đáng lưu ý đối với không chỉ những người mới viết chữ thư pháp mà còn cả đối với những người mới bước chân vào nghề. Cảm giác được cầm ấn, lấy chu sa và đặt lên tác phẩm của mình mỗi khi ta hoàn thành một bức thư pháp nào đó quả thực là một trong những cảm giác vui sướng, tuyệt vời nhất.4. Phong cách sáng tác
Sự đổi mới và nét đặc biệt trong phong cách sáng tác của mỗi thư pháp gia chính là đặc điểm nổi bật góp phần tôn vinh giá trị của nhà thư pháp trong cộng đồng viết chữ. Tuy nhiên để hình thành được một phong cách sáng tác tuyệt vời thì không phải trong ngày một ngày hai, mà phải trải qua vô vàn gian nan, thử thách và sự khổ công tập luyện. (Bạn có thể đọc thêm bài "Phương pháp luyện chữ thư pháp")Nhiều người cứ nghĩ rằng "Viết bừa phứa đi là nghệ thuật" thì đó là một sai lầm lớn. Ta nên nhớ rằng việc đặt bút và phác bừa ra một vài con chữ có thể mang trong nó khả năng cho ra một tác phẩm xuất thần, thế nhưng tỉ lệ ấy rất thấp mà đối với mỗi người mới viết chữ, điều đó là cực kỳ hiếm hoi. Bởi vậy mới nói, đạt đến trình độ phút pháp cao lắm mới có thể tạo ra được cho mình phong cách sáng tác đặc trưng, mang hơi hướng của cá nhân người viết chữ.
5. Phương pháp truyền thông
Tại sao đây lại là vấn đề cần lưu ý đối với một người viết chữ thư pháp? Bạn có nghĩ rằng cứ tập viết thật đẹp là sẽ có người công nhận bạn ư? Thực chất, đối với mỗi một bộ môn nghệ thuật, đều có một lượng khán giả của riêng nó, việc chúng ta đưa những tác phẩm này đến với công chúng không những là một cách để quảng bá cho thương hiệu cá nhân, mà còn là cách để chúng ta nhận ra những lỗi sai và thu về những ý kiến phản hồi từ phía cộng đồng. Mình đã từng đăng các tác phẩm lên những trang mạng xã hội, các hội nhóm về thư pháp và thông qua những kênh như thế, chúng ta sẽ học được rất nhiều từ những lời bình luận, đánh giá của mọi người. Bên cạnh đó, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để mỗi người trong số chúng ta trước khi viết, sẽ phải đắn đo suy nghĩ để đưa ra những tác phẩm thực sự chất lượng trước khi đăng tải nó lên cộng đồng. Một nguồn động lực vô cùng to lớn đấy! Vậy thì tại sao bạn không tìm ngay cho mình một phương pháp để truyền thông, quảng bá sản phẩm mình từng viết ra đến với mọi người nhỉ? Hãy thử lên các trang mạng xã hội lớn như facebook, twitter, youtube, những trang có lượng người xem đông đảo hiện nay và thử gia nhập vào một vài hội, nhóm có thảo luận về thư pháp Việt. Bạn sẽ thấy rằng không những đó là một nơi tuyệt vời để giao lưu, kết bạn mà còn là nơi để cho mỗi chúng ta trải nghiệm những tác phẩm của mình cùng công chúng.6. Những người kế nghiệp
Chính là những người sẽ kế thừa ý chí, kinh nghiệm và những nhận thức của chúng ta sau này. Mặc dù tôi biết rằng việc có đủ khả năng để nhận được sự quan tâm, và danh tiếng đủ để thu nhận học trò là một trong những việc làm hết sức khó khăn, nhưng đây vẫn là một trong những vấn đề cần lưu ý nhất đối với mỗi người viết chữ. Xây dựng được cho mình một thế hệ những người kế tục truyền thống, để tiếp tục truyền bá nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc này đến với mọi người là một việc làm vô cùng nhân văn và ý nghĩa. Nó không chỉ mang lại cho chúng ta một kênh quảng bá tiềm năng cho nền thư pháp Việt mà còn là động lực để thư pháp Việt tiếp tục phát triển, vươn cao, vươn xa hơn và có được cho nó những bước đột phá trong tương lai.Chính vì thế, đối với bất cứ ai đang theo đuổi niềm đam mê thư pháp, mang trong lòng nỗi niềm phát triển bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt đến với nhiều người hơn thì vấn đề lựa chọn những người kế nghiệp là việc quan trọng hơn bao giờ hết.
7. Các tác phẩm để đời
Đã là một người sáng tạo nghệ thuật, thì những tác phẩm nghệ thuật để đời chính là yếu tố vô cùng quan trọng mà bất cứ một người viết thư pháp nào đều mong có được. Chỉ cần có được một hai tác phẩm tuyệt đẹp, được mọi người biết đến thôi đã là một thành công rất lớn rồi. Đối với bản thân tôi, thư pháp chính là bộ môn nghệ thuật làm tái sinh cái đẹp theo thời gian, quan điểm về nghệ thuật của tôi cũng từ đó mà dần dần được hình thành với những suy nghĩ, trăn trở rằng lúc nào cũng phải tìm ra cách để sáng tạo, để hoàn thiện những tác phẩm đẹp mãi với thời gian, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn thấy rằng mình chưa thực sự có chút thành công nào đáng để nhắc tới, thật tiếc nhưng đó là sự thực và chính vì thế tôi viết những dòng này để giúp cho các bạn hiểu rõ hơn một chút đề tôi cũng như những vấn đề đặt ra đối với người viết chữ.Trên đây là những vấn đề cần lưu ý mà tôi rút ra được trong quá trình học viết thư pháp của mình, chính vì vậy, nếu có bất cứ câu hỏi hoặc đóng góp nào cho thư pháp Thanh Phong, xin quý độc giả vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết và chia sẻ nó rộng rãi cho mọi người cùng biết. Xin chân thành cảm ơn.