Mới đây Thanh Phong có nhận được một bài viết của một bạn đọc nói về việc bắt chước (trong thư pháp có khái niệm là Lâm Mô) khá hay mà mình muốn chia sẻ với mọi người.
Mời quý độc giả xem và cùng Thanh Phong thảo luận vấn đề trên nhé.
Nhận định của người mới học thư pháp
Có 2 điều tui rút ra được, đó là bất kể hành trình sáng tạo nào cũng cần sự trợ lực từ cái hay, cái đẹp của người đi trước.
Và, sao chép từ cái hay, cái đẹp của người đi trước, trước cả khi bắt đầu hành trình sáng tạo, thì rất dễ để phụ thuộc. Hoặc là không thể bức phá bản thân thoát ra khỏi cái hay, cái đẹp của chính mình ở những kinh nghiệm cũ. Hoặc là choáng ngợp dưới cây cao bóng cả, mà cũng hong dám tự thể hiện bản thân.
Ý là rất dễ thôi, cũng đâu đó một vài cá nhân trong cuộc đời tuiđược gặp có nhìn nhận việc học cái hay cái đẹp trước biến thành nền tảng, là bệ phóng cho người ta bay cao, bay xa, bay nhanh hơn hành trình sáng tạo của tui nhiều.
Để viết được bài này, cần có kinh nghiệm thư pháp, nhưng tui tạm thời hong có, nên tui xin phép được kể lại 1 trãi nghiệm tương tự đến từ việc luyện chữ từ bút chấm mực nghen. Tui hi vọng cho dù là một con đường khác, nhưng ở một cái đích nào đó mà chúng ta có thể va chạm được nhau.
Đây là câu chuyện mà cái hay, cái đẹp của tiền nhân trở thành rào cản, khiến tư duy của tui đi vào lối mòn, đến mức bỏ quên bản thân mình.
Tui có một thời gian luyện chữ bằng bút chấm mực. Bạn luyện chữ vì điều gì nhỉ? Tui luyện bởi vì tui muốn được trở nên tốt hơn, vì người ta bảo “ nét chữ nét người”, tui muốn được trở nên tốt hơn ngay trước khi tui biết nhiều hơn về chính mình.
Chiếc bút chấm mực này tui mua bằng số tiền gần như là cuối cùng mà tui có, một vài tờ giấy a4, và hành trình luyện chữ của tui bắt đầu. Vì tui ghét chữ của mình, thứ chữ quá đặt trưng khiến tui quá dễ bị nhận ra trong những bài kiểm tra, là tiêu điểm bêu rếu của tất cả mọi người, hòng đoán ra tác giả của những bài viết dở tệ.
Vậy nên, tui quyết tâm cho mình một con chữ mới hoàn toàn, để vùi lấp lên con chữ cũ, cũng như là toàn bộ đoạn hành trình có liên quan đến nó.
Tui viết tiếng Anh, dòng chữ bay bổng thời phục hưng, với rất nhiều nét cởi mở, rộng rãi. Tui thấy nó đẹp, lãng mạn, nên tui bắt chướt lại. Tui bắt chướt cũng được, trông cũng tàm tạm, giông giống. Nhưng mà bạn biết không, càng bắt chướt, tui lại càng cảm thấy lạc lõng, hình như trông không giống tui lắm.
Hồi xưa, khi mà tui quá muốn trở nên tốt đẹp, tui đã chép rất nhiều. Hình dung ra chữ tui viết có lẽ là từ lúc nó còn xiêng vẹo trên tờ a4, đến khi nó thẳng tăm tắp, nhìn xa như 1 bức thư tay mà phim Mỹ thường hay coi. Người người đi ngang, họ khen đẹp, tui cũng tự mãn lắm với những lời khen, bởi đó là công sức, thời gian mà tui chấp nhận bỏ ra cho bộ môn này. Nhưng tui lại không thấy vui bạn ạ, đến giờ tui viết lại kiểu chữ này, tui cũng không thấy vui, có lẽ vì cái đẹp này không phải của mình, càng không thuộc về mình.
Tui có một quãng thời gian dài để tìm hiểu và lắng nghe bản thân. Thời điểm đó, tui dùng bút bi, viết ra tập. Ban đầu còn thiếu kiên nhẫn, chữ viết ra dày đặt, lộn xộn, y như cái cách tui biết về bản thân mình. Những ngày tháng đầu tiên đó, tui nhớ hoài, như thể đứng trước một người lạ mà nói chuyện, không có gì để nói, cũng không biết nói gì.
Dần làm quen hơn, có nhiều chuyện để viết ra hơn, chữ nghĩa lại càng trân trọng hơn, nắn nót hơn. Mỗi lần viết ra giấy tui tự nhiên lại có 1 cảm giác vui, có lẽ là bởi mình được lắng nghe, cũng có thể là mình bắt đầu được quan tâm, được yêu thương, được chữa lành. Dần theo đó, chữ tay của tui ngày càng chậm rãi, tận hưởng từng ý tứ, ngay ngắn và tròn trĩnh.
Đúng, chính là con chữ đó, con chữ vội, nhỏ xíu mà ngày xưa tui ghét cay ghét đắng, tìm mọi cách để thay đổi. Nay đó lại là con chữ đồng hành cùng tui, để tìm thấy bản thân mình, để không còn lạc lõng nữa. Có lẽ năm ấy còn nhỏ, chưa làm được, nên cách tốt nhất lúc đó là bắt chướt những điều đẹp đẽ. Có lẽ những năm nay, làm được, nên cách tốt hơn là chấp nhận và sáng tạo điều của riêng mình.
Kết luận 1 của tui sau câu chuyện này: Khi học viết thư pháp, hay làm bất kì cái gì, khoan khoan học theo cái hay cái đẹp đã, mà cần hiểu chính mình thật sâu, chấp nhận bản thân thật tốt, là tiền đề và nền tảng.
Có thể đôi khi tui sẽ không kiên trì để tìm ra đáp án đâu, cũng có lúc, thầy tui đã bảo tui “ không có tương lai”, vì “ không có chính kiến”. Well, sự đẹp đẽ không làm nên bạn, mà chính bạn mới là sự đẹp đẽ. Mình cần ngồi lại để lắng nghe chính mình nha.
Khi là newbie trong 1 lĩnh vực mới, những gì mình có chính là bản thân, những kỹ năng, đúc kết, hay thấu hiểu mình ở những kinh nghiệm cũ, trãi nghiệm cũ. Mình cần nắm vững đoạn này, biết rõ điểm mạnh, điểm yếu, chấp nhận và phát huy nó, thì mình mới biết được phía trước mình nên làm gì.
Nếu luyện chữ cần một tấm lòng kiên nhẫn, mình nên hỏi xem bản thân đã sản xuất đủ sự kiên nhẫn cần thiết chưa, có đủ sự bình tĩnh, để ý kỹ đến từ những kinh nghiệm cũ chưa. Để nhập môn, còn có công cụ để mà xài, để mình rèn luyện cho mình ngày một tốt lên, chớ không phải là “ có thêm cho mình một đặc tính khác với bản thân mình”.
Câu chuyện thứ 2, là sau khi tui đã tìm thấy chính mình, tui đi theo lối sáng tạo mà không sao chép tiền nhân.
Hồi đó, tui quyết định học Tiếng Anh, vì muốn chinh phục lại thứ hồi xưa mình dở tệ, cũng muốn biến nó thành cái nghề, vì khi đó ngành ngôn ngữ đang là xu hướng thị trường.
Mỗi ngày trôi qua, tui bị kẹt trong tư duy tiếp thu cũ kỹ mà tui đã giỏi suốt 12 năm. Tui làm việc 10 tiếng/ ngày, học 40 từ vựng mới mỗi ngày, và làm rất nhiều test grammar. Tui học tiếng Anh, nhưng tui không học nổi với cách học ngữ pháp truyền thống. Tui học sống chết, vì đây là chuyên môn duy nhất tui có thể học miễn phí, để tui đi làm.
Tui vừa học vừa làm, phụ nhà kinh doanh. Ngày ngày chết chìm trong mớ giấy ngập đầu, ăn ngủ với mớ chữ mà không biết nghĩa. Cuộc sống đó kéo dài 1 năm, tui sống chết 1 năm ròng rã mà không hề có kết quả.
Tui nhớ, hôm đó có ông khách tây đến mua nước. Ai cũng hồ hởi bảo tui ra tiếp, vì tui học tiếng hơn năm rồi. Và đúng, kết quả là tui ú ớ, ổng cũng ú ớ, 2 bên vì không hiểu mà gây lộn, ầm ĩ nguyên xóm biết, nhụt!
Tui không dám bỏ cách học cũ, bởi đó là toàn bộ những gì tui biết từ nhỏ đến lớn. Tui không dám thử thêm cách học mới, vì tui sợ mình lại tốn thêm thời gian nữa, cách nào tui cũng thử rồi, toàn bộ truyền thống đều không có kết quả.
Tui không dám mất thêm 2,3 năm nữa, tui sợ mình đang làm việc vô nghĩa, vì mình không có năng khiếu ngoại ngữ, kiểu vậy. Cố gắng quá nhiều khiến tui nản, tui nghi ngờ con đường tui đi, nghi ngờ cả bản thân mình.
Và rồi, ở lần thử thứ mấy á, tui quyết định tui nên bỏ lại tất cả những rào cản về cách truyền thống. Để tui đủ can đảm không sợ sai mà đi theo 1 cách hoàn toàn mới, tự mình đẻ ra, cũng là chấp nhận mọi trách nhiệm thuộc về nó.
Và mừng là nó thực sự hiệu quả.
Rồi tương tự, tui phát hiện ra, đôi khi những cái hay, cái đẹp, những giá trị truyền thống không thực sự phù hợp và hiệu quả với tui. Và cởi bỏ luật lệ, nguyên tắc, thì bắt buộc sẽ không còn ai chỉ cho tui đâu là đúng, đâu là sai nữa. Không đi theo đám đông lại giúp tui tìm ra lối của riêng mình.
Đúng, nhưng chưa đủ, vì hành trình nó nào có kết thúc tại đó đâu. Tui tìm ra lối là 1 công chiện, để vững bước trên cái lối đó, tui đã cần phải hạ cái tôi mà đi tham khảo tư duy của rất nhiều người giỏi ở thời điểm đó. Tiêu biểu, tui nhớ hoài, tên tui tự đặt là Andy.
Nó được sao chép từ tên của 1 ngục tù trong phim The Shawshank Redemption 1994, khi anh ta phải bò ra khỏi 1 đường ống cống dài tầm 3 sân vận động cộng lại, cùng 1 mớ chất thải, để trốn trại. Tui không hình dung được cảm giác của anh ta, nhưng tui nghĩ mình cần kiên trì như anh ta. Vậy nên tui lấy cái tên đó, đặt cho chính mình, để bất kì khi nào tui đi trên cái lối mình tìm ra mà cảm thấy chán nản, tui luôn vịn vào cái tên đó, như bản thân là một ngục tù đang bò từng bước để có lấy tự do.
Lisa ( Blackpink), trong 1 chương trình tạp kỹ, có nhắc nhở người được hướng dẫn đại khái như sau “ Mọi người cần chú ý thật kỹ chi tiết của từng động tác, bởi sau này khi đã học thuộc lòng bài nhảy, chúng ta sẽ không tốn thêm thời gian để chỉnh sửa lại tất cả những chi tiết này”. Và tui học theo, tui chuẩn nhất trong cách phát âm của mình, rèn kỹ nhất có thể, mặc dù chậm và vất vả, nhưng chắc chắn. Đúng, nghe nói của tui khá ổn, và sau này dĩ nhiên không có tốn thời gian để chỉnh sửa bất kì cái gì.
Còn nhiều, hành trình của tui được gom góp bởi rất nhiều cái hay, cái đẹp, len lõi trong mọi ngóc ngách sáng tạo của tui. Là tư duy, là kinh nghiệm của người ta. Nhờ vậy đôi khi tui sáng ra, không bị lạc lối, mà cũng là bàn đạp để thuận lợi nhất đạt được điều mình muốn.
Kết luận 2 của tui, viết chữ, hay bất kì cái gì, sau khi hiểu rất rõ chính mình, thì cũng chưa chắc tự mình sáng tạo được đâu, khiêm tốn để thực tế, thì hiếm ai out trình được như vậy, tự “ phát minh” được cái căn bản.Nên mình cần học hỏi, gom góp lại cái hay, cái đẹp, cái căn bản của người khác, soi đường dẫn lối để cái sáng tạo của mình được tỏa sáng. Ngay cả thuyết tương đối rộng của Einstein cũng do học trò ông gom chút đỉnh công sức mà tạo ra từ thuyết tương đối ban đầu của ông, thì mình, một con người quá bình thường, không thể tự đẻ ra cái gì mà không có căn bản hay sự trợ lực từ mọi hướng cả.
Newbie để không gặp quá nhiều chông gai mà nản chí, cách của tui vẫn là vững căn bản. Căn bản nó nhỏ, dễ, ai cũng biết, nhưng đôi khi vì nó nhỏ, nó dễ, nên người ta thường lướt qua nó rất nhanh, vì đánh giá bản thân có hơi cao 1 tí. Thế thì không nên, rất mất thời gian đề vòng lại căn bản, và mình cũng không đủ sức đến như vậy.
Mình có thể tìm thấy căn bản ở 1 cách khác “ hợp thời” hơn so với tiền nhân, nhưng đừng đánh giá nó thấp quá nhé. Mất gốc thì hong có lớn thành cây được đâu. Mình đi con đường nào cũng được, đi theo cách nào cũng được, nhưng từ a đến z thì vẫn là từ a đến z. Đi nhanh quá cũng không để làm gì, không khiến mình trông giỏi giang hơn, mà nó lại làm mình tốn thời gian hơn.
Câu chuyện cuối cùng : Khi cái hay cái đẹp là rào cản cho sự tiến hóa, sáng tạo.
Tui, đang trong thời đại 4.0. Cái thời đại mà AI và chat GPT đang là 1 điều tuyệt vời để góp phần tiết kiệm thời gian cho con người. Mà tui công nhận tụi nó hay thiệt, hay đến nỗi tui nghĩ là nếu mà không biết xài, có khi nó sẽ biến thành 1 sự phụ thuộc tuyệt đối.
Tui không có thích ngưỡng mộ ai cả. Hồi đó, tui rất ngưỡng mộ Lão Tử, Osho, và tất cả những ai tui cho là trưởng thành hơn tui. Rồi tui đi đâu, làm gì, khuyên nhủ hay nói năng đều cướp lời từ họ, từ trãi nghiệm đúc kết của họ. Rồi tui được khen nhiều lắm, ôi giỏi thế, ôi tí tuổi mà suy nghĩ được thế là hay lắm ấy. Chồi, dễ gì tui không nhận.
Nhưng đúng, ăn cắp lời của người khác, tự cho nó là của mình và bắt đầu tự hào về những thứ không phải của mình. Tui bắt đầu lười suy nghĩ, đụng chuyện là đi hỏi, rồi mặc định lời của người ta là chân lý, rồi tiếp tục ảo tưởng về bản thân. Tui biết lúc đó lối sống của tui nó rất giả tạo, nhưng tui không thoát ra được, tui sợ một khi thoát ra, trở về con người trần thật của mình, thì sẽ không tốt đẹp bằng.
Ừ nó giống câu chuyện đầu tiên, tại nó cùng thời điểm á. Nhưng khúc này tui không có phủ định bản thân mà lạc lõng trong cái tốt đẹp, mà là tui phụ thuộc luôn vô cái tốt đẹp, cái chân lý, cái trưởng thành, cái tuyệt vời của người khác mà lười luôn việc tự dùng cái của mình.
Ảo tưởng đâu đó cũng mấy năm á, tui có thể miêu tả tui lúc đó là 1 cá thể cao cao tại thượng, thích khuyên nhủ và giảng đạo lý, và tất cả những đạo lý đó đều không có hiểu. Như 1 chiếc thùng rỗng kêu to, và đam mê với lớp vỏ bọc mà mình lấy của người ta.
Chỉ là khi đụng chuyện, bắt đầu có sóng gió, thì tui mới ngỡ ngàng nhận ra, năng lực đối diện hay “ trưởng thành” của mình không có giống những điều mình hay nói. Tui thấy tui bị kẹt, bị mắc trong cái mớ hỗn độn mà tui lượm nhặt, và tui không hề dám nói lên hay phát biểu, đúc kết cái gì đến từ suy nghĩ của mình, vì sợ người ta phát hiện ra mình có hơi giả tạo.
Cũng 1 thời gian dài lắm tui mới buông bỏ được á. Để tự bước đi được trên cái lối suy nghĩ của mình như hôm nay, tui đã tự coi mình ngang bằng với những người mình ngưỡng mộ. Tui được phép công nhận người ta đúng, hay chia sẻ người ta chưa đúng. Tui cho phép mình được suy nghĩ sai, để rút kinh nghiệm mà suy nghĩ tốt hơn, cũng được phép thắc mắc người ta có đang nói sai hay không, để tui suy xét có nên tin không.
Tầm thêm vài năm nữa, mới có chính kiến của mình.
Kết luận 3: Viết chữ, hay bất kì khía cạnh nào, ừ thì luôn cần học hỏi cái hay, cái đẹp của tiền nhân. Nhưng, cũng không được để tiền nhân trở thành nhân vật quá lớn để mình phụ thuộc, từ đó không dám thể hiện lên cái chất riêng, cái thần của riêng mình ( nhất là trong viết chữ), để tiến bộ, phát triển hơn.
Ngoài lề: Tui biết, bạn đọc hẳn là người đã có 1 số thành tựu nhất định trong cuộc sống, không vĩ mô cải cách cộng đồng hay nâng đỡ thế hệ tiếp nối, thì nhỏ nhỏ xinh xinh giống tui, có 1 số những cái hay, cái đẹp của riêng mình. Nhưng đừng vì những điều đó mà kẹt lại luôn ở chiến thắng, không thể sáng tạo thêm cái hay, cái đẹp mới.
Cốt lõi của cái hay, cái đẹp của tiền nhân ( là người ta hay là chính mình) thì cũng chỉ để nâng đỡ, học hỏi, tiếp bước cho cái phát triển, hay ho hơn được ra đời. Đừng là 1 học sinh giỏi, vì đã luyện tập quá nhiều cái hay cái đẹp của người khác mà thông thạo, mà hãy là học sinh thực sự giỏi giang, dùng cái hay cái đẹp của người khác nâng đỡ bước chân mình.
Quay trở lại công cuộc bước chân vào thư pháp nghen, vì tui không phải chuyên nghiệp, nên đứng trước câu hỏi
Có người nói khi bước chân vào thư pháp
chúng ta không nên sao chép lại chữ của người khác.
Có người lại nói cần phải lấy chữ của người
khác để sao chép mà học tập cái hay, cái đẹp của tiền nhân trước khi bắt đầu
sáng tạo cái mới.
Tui chỉ có thể dùng lại những kinh nghiệm nhỏ mọn của mình, để bàn về vấn đề trên. Việc mình không sao chép, là đúng. Mà việc mình sao chép, cũng đúng. Nó tùy thuộc vào trình độ của mình đang ở đâu. Sơ cấp thì cần kỹ thuật mà đẳng cấp thì cần cầu tiến. Biết chính mình là ai, đang ở giai đoạn nào của bộ môn này, hoặc là giai đoạn nào trong thân-tâm-trí, mà chọn lối đi cho phù hợp nhất.
Bởi dù mình đang ở đẳng nào, thì cũng tiếp tục phát triển à, chứ không có ngừng lại hưởng lạc đâu, nên mình cứ bình tĩnh chọn lựa thôi. Mình sơ cấp không có nghĩa là mình dở để không thể so sánh được với đẳng cấp, nên mình cứ từ từ, không vội, mình xác định mục tiêu luyện chữ của mình trước, rồi mình lựa chọn cách phù hợp nhất với mình.
Cuối cùng, thư pháp là một trong những bộ môn đủ điều kiện để rèn luyện và phát huy tính kiên nhẫn, khiêm tốn, cũng như phát triển bút pháp tiến bộ. Người nhập môn nên xác định rõ hành trình mình sẽ đi, để có sự chuẩn bị cũng như góc nhìn hợp lý, tránh vì xác định sai mà nản chí, không thể đi trọn vẹn, hay vì không phù hợp mà tự đánh giá bản thân mình thấp kém, không nên nha.
Đây có thể là con đường tốt nhất dành cho bạn, nếu như bạn xác định rõ mục tiêu, và tận hưởng quãng đường như một phần trong cuộc sống, để có thể thăng hoa lên những đặt tính vốn có của mình. Và dĩ nhiên, nên chấp nhận khi bỗng nhiên, nhận ra đoạn đường này hoàn toàn không phù hợp, và bạn vẫn có thể kiên trì, khiêm tốn theo một cách khác hơn, miễn là chúng ta cảm thấy vui vẻ, và không tìm kiếm điều gì khác ngoài chúng ta.
Trách nhiệm để đi đến cùng, đến nơi đến chốn của người nhập môn thực sự lớn. Nhưng mình thực tế chút, vì đôi khi, đánh giá sai tổng thể và năng lực của mình cũng khó khiến tui hoàn thành trọn vẹn một số cuộc hành trình. Nên dù bạn lỡ giống tui, thì cũng không sao đâu nha, vì luôn có thể bắt đầu lại, ở một giai đoạn nào đó trong đời mà mình cảm thấy sẵn sàng hơn.