Mỗi một bộ môn nghệ thuật lại ẩn chứa trong đó rất nhiều bài học triết lý về nhân sinh quan. Đối với tôi thư pháp không chỉ là tình yêu, là niềm đam mê mà còn là một trong những phương thức hữu hiệu để tôi trải nghiệm cuộc sống và học được rất nhiều điều lý thú từ những con chữ tưởng như vô tri vô giác này.
Bạn hãy tham khảo thêm bài viết: Lý do nên học thư pháp - Tại đây nhé.
Trong bài viết ngày hôm nay tôi xin liệt kê ra 5 bài học mà tôi rút ra được khi viết chữ thư pháp và những câu nói đặc sắc nhất của các danh gia qua từng thời kỳ để bạn đọc cùng theo dõi.
Những câu nói nổi tiếng:
"Dĩ văn tự ký tải sự vật viết thư - Xưng thiên kỳ sự giả viết pháp"
Bài học số 1. Mỗi một con chữ đều có lịch sử của riêng nó
Thật vậy, khi chúng ta bảo nhau về một hoạt động nhìn, thì ta sẽ thấy rất nhiều từ hán việt có thể ám chỉ cho sự nhìn bao gồm: tầm, kiến, thị, quan, xem, xét,...
Mỗi một con chữ sẽ đều có lịch sử của riêng nó, bao hàm những ngữ nghĩa vô cùng khác nhau mặc dù chúng đôi khi lại ở cùng một nhóm mang nội hàm nào đó giống giống nhau.
Tìm hiểu kỹ được điều này, bạn sẽ biết cách để sử dụng những từ ngữ này một cách linh hoạt hơn, đúng hoàn cảnh hơn và thể hiện tốt hơn được quan điểm của cá nhân mình.
Bài học số 2. Kiên trì nhẫn nại là bí quyết của sự thành công
Đây là một trong những bài học quan trọng nhất mà mình học được từ việc luyện tập thư pháp, không phải những bộ môn khác không cần có sự kiên trì nhẫn nại, mà mình xin nói với các bạn, rằng thư pháp mà một môn nghệ thuật đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại ở mức cực kỳ cao.
Hãy thử tưởng tượng bạn cần mất hàng tuần liền để làm chủ các di chuyển của 01 nét bút.
Đây là một trong những cực hình với những ai mới bước chân vào thư pháp, rất nhiều người bỏ cuộc và không thể theo học trong thời gian dài vì sự khó khăn mà thư pháp viết tay mang lại, thay vì họ có thể sử dụng các công nghệ tân tiến để tạo ra những nét chữ tưởng như rất đơn giản thì trong thư pháp, những nét chữ ấy để tạo ra là vô cùng phức tạp.
Bài học số 3. Luôn luôn có sự tính toán cẩn thận.
Trong thư pháp nhiều người cho rằng không có liên quan gì tới sự tính toán hoặc chỉ cần sự kiên trì là đủ. Nhưng không, ngoài kiến thức, kinh nghiệm thì người viết cần có đủ trải nghiệm để thể hiện tác phẩm tốt nhất.
Trong quá trình thực hiện tác phẩm, người viết sẽ bắt gặp những tờ giấy với đủ hình thù, kích thước khác nhau, việc thể hiện con chữ lên trên tờ giấy đó một cách hài hòa, nghệ thuật không thể dựa vào sự phóng bút một cách bừa phứa mà đó là sự nghiên cứu, tính toán một cách tỉ mỉ, đôi khi còn là sự may mắn.
Bài học số 4. Không có người viết đẹp cũng chẳng có người viết xấu
Tất cả chỉ là sự tương đối!
Khi chúng ta thể hiện một tác phẩm bằng tất cả những tâm huyết, sự nỗ lực, sẽ luôn luôn có người nhìn thấy cái đẹp của những đường nét mà chúng ta viết ra.
Nhiều người mới tập bị cảm thấy tự ti không dám thể hiện kỹ năng của mình trước những người khác điều này không những không giúp cho bút pháp của bạn được tăng lên mà còn làm cho chúng ta trở nên nhút nhát hơn so với những người khác.
Thư pháp là sự thể hiện cái tôi của bản thân, nên hãy mạnh dạn lên nhé.
Bài học số 5. Hãy luôn sống theo những gì chúng ta viết.
Người viết thư pháp luôn luôn cố gắng phát triển bản thân theo những câu châm ngôn và nội dung mà họ viết.
Bên cạnh đó, thể chữ mà người viết thư pháp luyện tập, lâm mô theo cũng ảnh hưởng lớn tới tính cách của họ.
Nếu bạn là một ông đồ, một người viết chữ, hãy xác định rằng người khác chỉ xin chữ của bạn và trưng bày tác phẩm của bạn khi và chỉ khi chúng ta là những người có cốt cách thanh tân.
Thông tin liên hệ: