Nếu bạn đang muốn tự tạo chữ thư pháp cho mình hoặc chưa có điều kiện sở hữu những bức tranh thư pháp đẹp, chuyên nghiệp được viết bằng tay 100% thì bạn vẫn có thể tự mình tạo ra những mẫu chữ thư pháp trên máy tính cá nhân của mình. Trong bài viết ngày hôm nay, Thanh Phong xin giới thiệu cho quý độc giả cách viết chữ thư pháp trên máy tính thông qua 04 bước rất đơn giản.
Nhưng trước tiên, nếu bạn chưa đọc qua bài viết "
Vì sao không nên sử dụng font thư pháp máy tính" mà nên trực tiếp nhờ những người viết chữ thực hiện nhiệm vụ này, thì mình cũng khuyên bạn nên xem xét ngó qua nó một lần.
- Bước 1: Tìm kiếm font chữ thư pháp ông đồ trên google
|
Cách viết chữ thư pháp trên máy tính |
Trong bước này, bạn sẽ dễ dàng tìm được rất nhiều mẫu chữ thư pháp đẹp trên google được những nhà lập trình dựng sẵn. Công việc chính của chúng ta chỉ là vào các trang đó là làm theo hướng dẫn của họ để tải các font này về máy và cái vào file lưu chữ font của phần mềm Word
- Bước 2: Mở trang mới trên ứng dụng văn bản Word
|
Cách viết chữ thư pháp trên máy tính |
Ở bước này bạn hãy nhấp chuột phải vào màn hình máy tính của mình, chọn
New > New Microsoft Word Document hoặc trong trình word được mở sẵn, bạn nhấn tổ hợp phím
Ctrl + N một trang mới để bạn viết chữ thư pháp sẽ được mở ra trên màn hình máy tính.
- Bước 3: Chọn phông chữ đã tải về trước đó
|
Cách viết chữ thư pháp trên máy tính |
Trong ô lựa chọn font chữ bạn tìm kiếm font chữ thư pháp đẹp mà mình đã tải về trước đó, những phông này thường có dạng
.TMC-Ong do. Có thể chọn được phông chữ bằng cách nhấn tổ hợp phím
Ctrl + Shift + F cũng được nhé cả nhà.
- Bước 4: Viết chữ thư pháp trên máy tính theo ý muốn
Sau khi đã lựa chọn phông chữ như ý muốn, bạn hãy tự mình
tạo chữ thư pháp theo ý muốn của bản thân mình, song đó có thể sử dụng những thành quả vừa tạo được để in ra hoặc đăng tải lên trang cá nhân.
Mặc dù cách viết thư pháp này không đem lại cho bạn một tác phẩm thực sự đẹp, hội tụ đầy đủ cái thần, ý, trí, khí của tác phẩm nhưng cũng là một phương án hữu hiệu để giải tỏa cảm giác ghiền thư pháp lúc này, hi hi ^^ Chúc bạn thành công nhé.
P/s: Trước khi kết thúc bài viết này, nếu như bạn đang muốn tìm hiểu thêm về các kiến thức thư pháp, hoặc muốn tự mình viết chữ thư pháp thì mình nghĩ bạn nên đọc qua bài viết "
Hỏi đáp với người tự viết chữ". Mình hy vọng những kiến thức mình đưa ra sẽ giúp ích cho quý độc giả thật nhiều trên con đường chinh phục nghệ thuật.
Thư pháp Thanh Phong