Hình ảnh ông đồ ngồi cho chữ ngày tết đã đi vào trong thơ ca như một trong những hình ảnh mang đậm màu sắc văn hóa, tinh hoa người Việt. Trong không khí đón xuân đang đến gần, hãy cùng Thanh Phong làm sống lại hình ảnh một thời ấy nhé.
Người Việt Nam từ thời xa xưa đã có tục xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết đến, Xuân sang. Cùng với việc khai bút đầu năm, tục xin chữ và cho chữ trở thành nét đẹp văn hoá người Việt thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ may mắn, cầu một năm Phúc - Lộc - Thọ - Khang…
Tuy không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết nhưng tục xin chữ và cho chữ vài năm trở lại đây đang dần trở thành một nét văn hóa đầu Xuân. Từ mùa Xuân năm Nhâm Thìn 2012, Đại đức Thích Minh Quang, trụ trì chùa Đọ, xã Khánh Thiện (Yên Khánh) và chùa Gác Chuông, xã Ninh Nhất (thành phố Ninh Bình) đã khơi dậy tục xin và cho chữ đầu năm. Năm nay, Đại đức Thích Minh Quang đã phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh duy trì tục xin chữ và cho chữ tại Đền thờ Danh nhân văn hoá Trương Hán Siêu (thành phố Ninh Bình) với mong muốn số tiền quyên góp được từ những người xin chữ sẽ đóng góp vào Quỹ khuyến học của tỉnh, góp phần có thêm những học sinh nghèo vượt khó học giỏi, học sinh học giỏi xuất sắc được động viên, trao thưởng kịp thời…
Sáng mùng 9 Tết, chúng tôi bắt gặp khá nhiều người dân đến thắp hương cầu công danh sự nghiệp, vãn cảnh Đền thờ Danh nhân văn hoá Trương Hán Siêu và xin chữ. Ông Trịnh Đình Bảo, xã Ninh Phúc (thành phố Ninh Bình), năm nay đã gần 80 tuổi đi cùng cháu nội đến vãn cảnh chùa Non Nước, đền thờ Danh nhân văn hoá Trương Hán Siêu cho biết: Ngoài cầu may mắn cho gia đình, con cái, xin chữ còn thể hiện nét đẹp văn hoá người Việt từ bao đời nay. Thời xưa, khi ông còn ở tuổi niên thiếu, tục xin chữ được nhiều người dân coi trọng, rất nhiều nhà treo chữ. Chữ khi xin được rồi được treo chỗ trang trọng nhất trong nhà để con cháu nhìn vào mà làm việc và phấn đấu, để đôi khi làm những việc chưa chuẩn, mắc phải sai lầm thì cũng nhìn vào chữ đó mà tự chấn chỉnh, sửa chữa. Năm nay ông Bảo xin chữ “Tâm” về thờ vì ông quan niệm, con người mọi thứ đều bắt đầu bằng cái tâm, khi con người có tâm, tức tấm lòng sẽ làm nên mọi chuyện và thành công với những điều mình mong ước…
Gặp chị Lê Kim Sơn, xã Khánh Trung (Yên Khánh), hiện là giáo viên Trường Cao đẳng nghề Lilama 1 đang trân trọng cầm chữ “Bình an” chưa ráo mực để đợi chữ khô, chị vui vẻ cho biết: Vốn là một nhà giáo, chị rất trọng chữ nghĩa và luôn mong một cuộc sống an lành. Chị xin chữ “An” - một chữ đơn giản nhưng chứa đựng bao điều muốn nói, đó là một cuộc sống an lành, một chỗ an cư lạc nghiệp trong cuộc sống, một sự an toàn trong mọi việc…
Khi nhịp sống ngày càng hối hả, thì giao lưu văn hóa đầu xuân với việc xin chữ và cho chữ đã tạo nên những giá trị tinh thần nhân văn cao cả. Việc xin chữ đầu năm ngày nay đã trở nên phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn. ở tỉnh ta, những năm gần đây, để bảo tồn giá trị văn hóa cao đẹp này, ngoài việc tổ chức Hội thi viết thư pháp, ngành văn hóa còn tổ chức các hoạt động này tại Hội chợ xuân, Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư và các lễ hội mùa xuân trên địa bàn tỉnh…
Theo tìm hiểu, người xin chữ cũng đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp, mọi ngành nghề. Người trung niên xin chữ Tâm, chữ Đức, chữ Nhẫn; nam thanh, nữ tú xin các chữ: Danh, Duyên, Hiếu, Trung; người ít tuổi, còn đang đi học, xin chữ Minh, Đăng khoa, Trí tuệ, Chí hướng; tặng bố mẹ xin chữ Tâm, An khang, Bình an; mừng các cụ cao tuổi không thể thiếu chữ Phúc, Lộc, Thọ. Người làm nghề buôn bán, kinh doanh sẽ là chữ Lộc, chữ Tín, Phát đạt.... Mỗi chữ ứng với mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi công việc, mang nỗi niềm, tâm tư, mong ước thầm kín… hoặc một trạng thái tinh thần, một ý niệm tự răn mình, khuyên con, khuyên cháu ăn ở “có phúc có phần”…
Không ngại mất thời gian, chờ đợi lâu, trên nét mặt người người chờ xin chữ đều thể hiện sự háo hức, trân trọng, mọi người đều mang trong mình một tâm nguyện: Xin được một chữ mình mong muốn, tâm đắc, thể hiện đầy đủ ước nguyện của bản thân và gia đình trong năm mới. Thì thầm, nhẹ nhàng hỏi nhau những chữ vừa xin được; trầm trồ, gật gù trước những chữ viết đẹp, mang nét “rồng bay phượng múa”… Để khi đến lượt mình thì chăm chú nhìn theo từng nét chữ, kiên nhẫn chờ đợi chữ thật khô để trân trọng gói ghém cẩn thận mang về. Một chữ viết chỉ mất khoảng thời gian từ 30 giây đến 1 phút, nhưng thời gian chờ để chữ khô, ráo mực có khi mất cả tiếng đồng hồ, nhưng ai cũng vui vẻ, bình thản chờ chữ thật khô mới mang về.
Đối với người cho chữ thì thận trọng dồn hết tâm tư, cái hồn của mình vào đường đi của từng nét cọ điêu luyện, để có cái thần của nét chữ, sao cho đẹp cả hình thức và nội dung, thể hiện khả năng viết chữ đẹp của mình. Chữ thường được viết trên nền giấy hồng, giấy đỏ, là biểu tượng màu may mắn, tốt lành. Tùy thuộc vào nội dung của chữ mà người viết bằng mực nho hay nhũ vàng để có ý nghĩa nhất cho người đến xin chữ. Và rất nhiều khi người cho chữ đã trở thành người dạy chữ, vì có khá nhiều người xin chữ nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa của từng con chữ. “Cho dù là khá đông người chờ đến lượt để xin chữ, nhưng khi viết chữ, tôi không bao giờ vội mà vừa viết chữ vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét chữ cho người xin chữ để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng con chữ…”- Đại đức Thích Minh Quang - người cho chữ chậm rãi và từ tốn cho biết.
Ông Lê Văn Toại, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cho rằng: Tục xin chữ và cho chữ là một nét đẹp, nó không chỉ là món quà mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh mà còn tạo mối giao lưu văn hóa trong cộng đồng khi mọi người cùng nhau hướng tới chân-thiện-mỹ. Nét đặc sắc năm nay là Đại đức Thích Minh Quang đã dành toàn bộ số tiền ủng hộ từ người xin chữ để đóng góp vào Quỹ khuyến học của Hội Khuyến học tỉnh, khẳng định công tác xã hội hoá giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài đã được triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, mọi giới chức trong xã hội. Chúng tôi vui mừng và trân trọng khi ngay trong ngày đầu diễn ra hoạt động xin và cho chữ đã có hàng trăm lượt người đến xin chữ và ủng hộ số tiền gần 10 triệu đồng về Quỹ khuyến học của Hội Khuyến học tỉnh.
Chúng tôi mong rằng, hoạt động mang ý nghĩa tốt đẹp này tiếp tục được duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo tại nhiều nơi trong tỉnh. Điều đó khẳng định, dù cuộc sống ngày càng hối hả tưởng sẽ làm con người ta quên đi những phong tục cũ, nhưng không khí nhộn nhịp, trang trọng tại sân Đền thờ Danh nhân văn hoá Trương Hán Siêu ngày mùng 9 Tết âm lịch vừa qua là một minh chứng cho thấy những phong tục đẹp ngày Tết không dễ bị lãng quên.
Phong tục cho chữ ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Thể hiện không bút trên giấy dó |
Tuy không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết nhưng tục xin chữ và cho chữ vài năm trở lại đây đang dần trở thành một nét văn hóa đầu Xuân. Từ mùa Xuân năm Nhâm Thìn 2012, Đại đức Thích Minh Quang, trụ trì chùa Đọ, xã Khánh Thiện (Yên Khánh) và chùa Gác Chuông, xã Ninh Nhất (thành phố Ninh Bình) đã khơi dậy tục xin và cho chữ đầu năm. Năm nay, Đại đức Thích Minh Quang đã phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh duy trì tục xin chữ và cho chữ tại Đền thờ Danh nhân văn hoá Trương Hán Siêu (thành phố Ninh Bình) với mong muốn số tiền quyên góp được từ những người xin chữ sẽ đóng góp vào Quỹ khuyến học của tỉnh, góp phần có thêm những học sinh nghèo vượt khó học giỏi, học sinh học giỏi xuất sắc được động viên, trao thưởng kịp thời…
Sáng mùng 9 Tết, chúng tôi bắt gặp khá nhiều người dân đến thắp hương cầu công danh sự nghiệp, vãn cảnh Đền thờ Danh nhân văn hoá Trương Hán Siêu và xin chữ. Ông Trịnh Đình Bảo, xã Ninh Phúc (thành phố Ninh Bình), năm nay đã gần 80 tuổi đi cùng cháu nội đến vãn cảnh chùa Non Nước, đền thờ Danh nhân văn hoá Trương Hán Siêu cho biết: Ngoài cầu may mắn cho gia đình, con cái, xin chữ còn thể hiện nét đẹp văn hoá người Việt từ bao đời nay. Thời xưa, khi ông còn ở tuổi niên thiếu, tục xin chữ được nhiều người dân coi trọng, rất nhiều nhà treo chữ. Chữ khi xin được rồi được treo chỗ trang trọng nhất trong nhà để con cháu nhìn vào mà làm việc và phấn đấu, để đôi khi làm những việc chưa chuẩn, mắc phải sai lầm thì cũng nhìn vào chữ đó mà tự chấn chỉnh, sửa chữa. Năm nay ông Bảo xin chữ “Tâm” về thờ vì ông quan niệm, con người mọi thứ đều bắt đầu bằng cái tâm, khi con người có tâm, tức tấm lòng sẽ làm nên mọi chuyện và thành công với những điều mình mong ước…
Gặp chị Lê Kim Sơn, xã Khánh Trung (Yên Khánh), hiện là giáo viên Trường Cao đẳng nghề Lilama 1 đang trân trọng cầm chữ “Bình an” chưa ráo mực để đợi chữ khô, chị vui vẻ cho biết: Vốn là một nhà giáo, chị rất trọng chữ nghĩa và luôn mong một cuộc sống an lành. Chị xin chữ “An” - một chữ đơn giản nhưng chứa đựng bao điều muốn nói, đó là một cuộc sống an lành, một chỗ an cư lạc nghiệp trong cuộc sống, một sự an toàn trong mọi việc…
Khi nhịp sống ngày càng hối hả, thì giao lưu văn hóa đầu xuân với việc xin chữ và cho chữ đã tạo nên những giá trị tinh thần nhân văn cao cả. Việc xin chữ đầu năm ngày nay đã trở nên phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn. ở tỉnh ta, những năm gần đây, để bảo tồn giá trị văn hóa cao đẹp này, ngoài việc tổ chức Hội thi viết thư pháp, ngành văn hóa còn tổ chức các hoạt động này tại Hội chợ xuân, Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư và các lễ hội mùa xuân trên địa bàn tỉnh…
Theo tìm hiểu, người xin chữ cũng đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp, mọi ngành nghề. Người trung niên xin chữ Tâm, chữ Đức, chữ Nhẫn; nam thanh, nữ tú xin các chữ: Danh, Duyên, Hiếu, Trung; người ít tuổi, còn đang đi học, xin chữ Minh, Đăng khoa, Trí tuệ, Chí hướng; tặng bố mẹ xin chữ Tâm, An khang, Bình an; mừng các cụ cao tuổi không thể thiếu chữ Phúc, Lộc, Thọ. Người làm nghề buôn bán, kinh doanh sẽ là chữ Lộc, chữ Tín, Phát đạt.... Mỗi chữ ứng với mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi công việc, mang nỗi niềm, tâm tư, mong ước thầm kín… hoặc một trạng thái tinh thần, một ý niệm tự răn mình, khuyên con, khuyên cháu ăn ở “có phúc có phần”…
Không ngại mất thời gian, chờ đợi lâu, trên nét mặt người người chờ xin chữ đều thể hiện sự háo hức, trân trọng, mọi người đều mang trong mình một tâm nguyện: Xin được một chữ mình mong muốn, tâm đắc, thể hiện đầy đủ ước nguyện của bản thân và gia đình trong năm mới. Thì thầm, nhẹ nhàng hỏi nhau những chữ vừa xin được; trầm trồ, gật gù trước những chữ viết đẹp, mang nét “rồng bay phượng múa”… Để khi đến lượt mình thì chăm chú nhìn theo từng nét chữ, kiên nhẫn chờ đợi chữ thật khô để trân trọng gói ghém cẩn thận mang về. Một chữ viết chỉ mất khoảng thời gian từ 30 giây đến 1 phút, nhưng thời gian chờ để chữ khô, ráo mực có khi mất cả tiếng đồng hồ, nhưng ai cũng vui vẻ, bình thản chờ chữ thật khô mới mang về.
Đối với người cho chữ thì thận trọng dồn hết tâm tư, cái hồn của mình vào đường đi của từng nét cọ điêu luyện, để có cái thần của nét chữ, sao cho đẹp cả hình thức và nội dung, thể hiện khả năng viết chữ đẹp của mình. Chữ thường được viết trên nền giấy hồng, giấy đỏ, là biểu tượng màu may mắn, tốt lành. Tùy thuộc vào nội dung của chữ mà người viết bằng mực nho hay nhũ vàng để có ý nghĩa nhất cho người đến xin chữ. Và rất nhiều khi người cho chữ đã trở thành người dạy chữ, vì có khá nhiều người xin chữ nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa của từng con chữ. “Cho dù là khá đông người chờ đến lượt để xin chữ, nhưng khi viết chữ, tôi không bao giờ vội mà vừa viết chữ vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét chữ cho người xin chữ để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng con chữ…”- Đại đức Thích Minh Quang - người cho chữ chậm rãi và từ tốn cho biết.
Cảnh cho chữ trên hè phố |
Theo Đại đức Thích Minh Quang, người có hơn 30 năm học và biết chữ Hán, với bằng Tiến sĩ triết học, hội viên Hội Tư pháp Trung Hoa thì cho chữ là việc khai bút đầu xuân và cũng là lời chúc của riêng mình với mọi người lời chúc may mắn, an khang, thịnh vượng trong năm mới.
Ông Lê Văn Toại, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cho rằng: Tục xin chữ và cho chữ là một nét đẹp, nó không chỉ là món quà mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh mà còn tạo mối giao lưu văn hóa trong cộng đồng khi mọi người cùng nhau hướng tới chân-thiện-mỹ. Nét đặc sắc năm nay là Đại đức Thích Minh Quang đã dành toàn bộ số tiền ủng hộ từ người xin chữ để đóng góp vào Quỹ khuyến học của Hội Khuyến học tỉnh, khẳng định công tác xã hội hoá giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài đã được triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, mọi giới chức trong xã hội. Chúng tôi vui mừng và trân trọng khi ngay trong ngày đầu diễn ra hoạt động xin và cho chữ đã có hàng trăm lượt người đến xin chữ và ủng hộ số tiền gần 10 triệu đồng về Quỹ khuyến học của Hội Khuyến học tỉnh.
Chúng tôi mong rằng, hoạt động mang ý nghĩa tốt đẹp này tiếp tục được duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo tại nhiều nơi trong tỉnh. Điều đó khẳng định, dù cuộc sống ngày càng hối hả tưởng sẽ làm con người ta quên đi những phong tục cũ, nhưng không khí nhộn nhịp, trang trọng tại sân Đền thờ Danh nhân văn hoá Trương Hán Siêu ngày mùng 9 Tết âm lịch vừa qua là một minh chứng cho thấy những phong tục đẹp ngày Tết không dễ bị lãng quên.
Tổng hợp các câu đối, câu thơ được mọi người yêu thích trong ngày tết bao gồm;
Các Câu Thư Pháp Về Xuân Tết - Chúc Phúc
1 . Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai
2 . Xuân an khang đức tài như ý, niên thịnh vượng phúc thọ vô biên
3 . Phúc đầy nhà năm thêm giàu có,đức ngập tràn ngày một vinh hoa
4 . Xuân đáo bình an tài lợi tiến, mai khai phú quý lộc quyền lai
5 . Mừng tết đến gia đình vui sum họp, đón xuân về con cháu sống bình an
6 . Chúc tết đến trăm điều như ý, mừng xuân sang vạn sự thành công
7 . Phúc như đông hải, Thọ tỷ nam sơn, Lộc tấn vinh hoa
8 . Chúc tết đến trăm đều như ý
9 . Người trồng cây hạnh người chơi, ta trồng cây đức để đời về sau
10 . Tổ tiên nhân đức muôn đời thịnh, con cháu thảo hiền vạn kiếp xuân
1.NGÀY THÁNG YÊN VUI NHỜ PHÚC ẤM
CẦN KIỆM SỚM HÔM DỰNG CƠ ĐỒ
2.NGHIỆP TỔ VỮNG BỀN NHÂN, TRÍ, DŨNG
GIA PHONG MUÔN THUỞ ĐỨC, THẢO, HIỀN
3.NHỜ TIÊN TỔ ANH LINH PHÙ HỘ
DÌU CHÁU CON TIẾN BỘ TRƯỞNG THÀNH
1 . Chúc mừng năm mới
2 . Mã đáo thành công.
3 . An khang thịnh vượng.
4 . Vạn sự như ý.
5 . Đắc lộc toàn gia.
6 . Phúc lộc thọ toàn.
7 . Tân gia tấn phúc.
8 . Lộc tài vô tận.
9 . Tấn tài tấn lộc.
10 . Cát tường như ý.
11 . Ngũ phúc lâm môn
12 . Mai vàng tung cánh đón xuân sang
13 . Lan vờn cánh gió ngóng tình quân
14 . Cúc khẽ nghiêng mình đùa nắng sớm
15 . Trúc xinh vững chãi chốn hồng trần
16 . Phúc lai miên thế trạch
Lộc mãn trấn gia thanh.
(Phúc dâng tràn mọi nẻo
Lộc thơm ngát cửa nhà).
17 . Phúc như Đông Hải
Thọ tỷ Nam Sơn.
18 . Minh niên tăng vạn lộc
Xuân nhật tập thiên tường.
(Năm mới tăng vạn lộc
Ngày Xuân góp nghìn may).
19 . Lộc không ngoài vòng nhân quả.
20 . Phúc như đông hải mãi trường lưu.
Lộc tấn vinh hoa phú quý sinh.
Thọ tỷ nam sơn tùng bách lão.
21 . Tài trí cát tường và đức hạnh
Kinh doanh phát lộc phát tài nhanh.
22 . Đa lộc đa tài đa phú quý
Đắc thời đắc lợi đắc nhân tâm.
23 . Phúc sinh phú quý gia đình thịnh
Lộc tấn vinh hoa tử tôn hưng.
24 . Phúc mãn đường niên tăng phú quý
Đức lưu quang nhật tiến vinh hoa.
25 . Phúc đầy nhà năm thêm giàu có
Đức ngập tràn ngày một vinh hoa.
26 . Phúc do thiên địa nhân do tâm
Đức tại tổ tiên tu tại ngã.
27 . Xuân an khang thịnh vượng
Niên phúc thọ miên trường.
28 . Tết đến gia đình vui sum họp
Xuân về con cháu hưởng bình an.
29 . Chúc tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công.
30 . Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật.
31 . Mùa xuân hoa nở khắp quê hương
Phúc đức an khang đến mọi nhà.
32 . Tân niên tên phúc tân phú quý
Tấn tài tấn lộc tấn bình an.
33 . Lộc biếc mai vàng xuân hạnh phúc
Đời vui sức khỏe tết an khang.
34 . Từ em xuân đã trong tôi bốn mùa.
35 . Tân niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật.
36 . Chúc têt đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công.
37 . Tết đến gia đình vui sum họp
Xuân về con cháu sống bình an.
38 . Mùa xuân hoa nở khắp quê hương
Phúc đức an khang đến mọi nhà.
39 . Ngày xuân hạnh phúc bình an đến
Năm mới vinh hoa phú quý về.
40 . Xuân bao nhiêu tuổi xuân già
Em bao nhiêu tuổi vẫn là của anh.
41 . Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ
Chợt thấy hoa mai mới biết là.
42 . Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
43 . Phúc Lộc Thọ tam tinh cùng chiếu
Thiên Địa Nhân nhất thể đồng xuân.
44 . Người trồng cây kiểng người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau.
45 . Xuân đáo bình an tài lộc tiến
Mai khai phú quý lộc quyền lai.
46 . Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường.
47 . Trời thêm năm tháng người thêm tuổi
Xuân khắp đất trời phúc khắp nhà.
48 . Chở mai về phố mai hóa bướm
Gánh chữ vào xuân xuân hóa mây.
49 . Môn đa khách đáo thiên tài đáo
Gia hữu nhân lai vạn vật lai.
50 . Nghĩa tổ muôn xuân xanh biếc lộc
Tình nhà vạn tết thắm tươi hoa.
51 . Mai Đào nở khắp quê nhà
An khang thịnh vượng món quà chúc xuân.
52 . Nhị vàng đua nở xum xuê
Khách thiền đâu bận xuân về hay chưa.
53 . Xuân an khang đức tài như ý
Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên.
54 . Mã đáo Đào khai hương bất tận
Ngọ lai Mai khởi sắc vô cùng.
55 . Nếu chẳng một phen sương thấm lạnh
Hoa mai đâu dễ tỏa mùi hương.
56 . Sinh ý hưng long thông tứ hải
Tài nguyên mậu thịnh đạt tam giang.
(buôn bán hưng thịnh thông bốn biển
Tài nguyên phồn thịnh nối ba sông).
57 . Trước thềm năm mới xuân lơ lửng
Bát ngát tình xuân ý tuyệt vời.
58 . Tài như hiển nhật đằng vân khởi
Lộc tựa xuân trào đái vũ lai.
59 . Cung chúc an khang toàn gia thịnh
Vạn kỷ niên xuân ý cát tường
60 . Xuân qua lại ngỡ xuân tàn
Hoa dù rụng nở vẫn hoàn tiết xuân.
61 . Vinh hoa phú quý niên trường thọ
Tài lộc an khang tuế cát tường.
62 . Trúc báo bình an toàn gia thịnh
Mai khai phú quý khắp nhà xuân.
63 . Bình an trúc lớn nghìn năm biếc
Phú quý nở hoa một đoá hồng.
64 . Ngày xuân xanh khe khắc vô tình qua
Nhưng lòng xuân muôn thuở vẫn không già.
65 . Xuân đa tiết khách
Hạ bảo bình an
Thu tấn vinh hoa
Đông nghinh bá phúc.
66 . Mai gọi xuân về lan chịu hạ
Cúc tin thu tới trúc nhờn đông.
67 . Sắc cầm hảo hiệp câu mai trúc
Vĩnh kết đồng tâm chữ đá vàng.
68 . Bóng trúc qua song hương vào cửa sổ
Anh xuân đưa mộng thu nguyệt ấm lòng.
69 . Sống ngày nay biết ngày nay
Còn thu xuân trước ai hay làm gì?
70 . Chào xuân mới nơi nơi đầy bí ẩn
Gặp thời hay chốn chốn rộ hoa thơm.
71 . Thu tới đầy non chen vẻ đẹp
Xuân về khắp chốn ngát hoa thơm.
72 . Vi nhơn hoà khí sinh vô hạnh
Xử sự công bình lộc tự nhiên.
73 . Gió trêu sột soạt tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.
74 . Tình xuân xưa vẫn chứa chan
Mùa xuân nay vẫn ngập tràn niềm vui.
75 . Nở sắc hoàng mai chiều nguyệt tận
Tươi màu thủy trúc sáng tân xuân.
76 . Chim hót chào xuân thơ khởi sắc
Hoa cười đón tết bút giang hương.
77 . Nhất nhất thái hòa chân phú quý
Mãn môn xuân sắc thị vinh huê.
(Một nhà yên vui đích thực giàu sang
Sắc Xuân đầy cửa chính thật vinh hoa)
78 . Nhất môn thiên tứ bình an phước
Tứ hải nhân đồng phú quý Xuân.
79 . Môn đa khách đáo thiên tài đáo
Gia hữu nhân lai vạn vật lai.
80 . Đi trong muôn sắc ngay xuân
Đưa hoa lạc bước phố gần phố xa
Ngẩn ngơ quên chẳng mua hoa
Người đi ngắm cảnh cho ta ngắm người.
81 . Sớm nay chồi biếc vươn trời
Múa xuân chim én gọi người cùng bay.
81 . Rẽ mây xuống chợ phiên này
Gập ghềnh vó ngựa chở đầy mưa Xuân.
82 . Hoa thả hương vào thời gian
Cho mùa Xuân thơm nức
Hoa thả hương vào ký ức
Để mùa Xuân bâng khuâng.
83 . Chợt nghe tiếng gió đêm trừ tịch
Ta hỏi lòng Xuân nghĩ ngợi gì
Xuân cười hữu hạn Xuân không tuổi
Xuân đến rồi Xuân vội vã đi.
Thời gian rũ áo không quay lại
Bảng lảng nghìn năm sương khói ơi.
84 . Vẫn quên, vẫn nhớ, vẫn bâng khuâng
Một chút tình xa, chút mộng gần
Vẫn say men rượu chiều dang dở
Ấy vẫn ta còn một chút xuân.
85 . Tương kiến thời nan biệt diệc nan
Đông phong vô lực bách hoa tàn
Xuân tàm đáo tử ti phương tận
Lạp chúc thành hôi lệ thủy can.
86 . Khi em cuốc phố trồng hoa mới
Thì mẹ nghiêng vai ghánh Tết về.
87 . Muôn sắc ngàn hồng đua rực rỡ
Hoa Xuân như hứa nở vì ai.
88 . Là Tết-là Xuân-là Phúc lạc
Ý mừng năm mới khắp non song
Hành tinh hòa điệu tình huynh đệ
Mỗi đóa thư trao, một đáo hồng
89 . Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
90 . Mai vàng vừa hé nụ
Xuân đến hôn nhẹ nhàng
Hoa cười tươi sắc nắng
Đón chào mùa xuân sang.
91 . Xuân đi hoa vẫn nở
Xuân ở hoa vẫn rơi
Bận lòng chi rơi nở
Tự tại thả thuyền chơi.
92 . Xuân mãi là xuân muôn thưở đó
Mừng xuân vui đón buổi hôm nay
Men xuân ngào ngạt hương nồng vị
Chưa nhấp mà như chếch nhoáng say
93 . Nắng ấm ngày xuân sưởi ấm lòng
Mộng tình ai ấp ủ chờ mong
Trời lên khúc nhạc tình êm ái
Chung điệu tình ca giữa núi sông.
CÁC CÂU THƯ PHÁP CHÚC XUÂN
1 . NGÀY XUÂN HẠNH PHÚC BÌNH AN ĐẾN
NĂM MỚI VINH HOA PHÚ QUÍ VỀ
2 . PHÚC,LỘC,THỌ TAM TINH CÙNG CHIẾU
THIÊN ĐỊA NHÂN NHẤT THỂ ĐỒNG XUÂN
3 . PHÚC SINH LỄ NGHĨA GIA ĐÌNH THỊNH
LỘC TẤN VINH HOA TỬ TÔN HƯNG
THỌ TỶ NAM SƠN TÙNG BÁCH LÃO
4 . THIÊN TĂNG TUẾ NGUYỆT TĂNG NHÂN THỌ
XUÂN MÃN CÀN KHÔN PHÚC MÃN ĐƯỜNG
5 . TÂN NIÊN VẠN PHÚC BÌNH AN ĐẾN
XUÂN NHẬT VINH HOA PHÚ QUÍ LAI
6 . TRÚC BÁO BÌNH AN TÀI LỢI TIẾN
MAI KHAI PHÚ QUÍ LỘC QUYỀN LAI
7 . PHÚC SINH LỄ NGHĨA GIA ĐÌNH THỊNH
LỘC TẤN VINH HOA PHÚ QUÍ XUÂN
8 . XUÂN THIÊN MAI NHUỴ PHÔ THANH BẠCH
HẠ NHẬT HỒNG HOA ĐẦU HẢO KỲ
CÚC NGAO THU TÌNH HƯƠNG VẠN LỘC
TÙNG NĂNG ĐỘNG TUYẾT NGỌ THIÊN CHI
9 . XUÂN ĐA THIẾT KHÁCH
HẠ BẢO BÌNH AN
THU TẤN VINH HOA
ĐÔNG NGHINH BÁ PHƯỚC
10 . GIA ĐÌNH VẠN SỰ BÌNH YÊN
TÀI VÔ LỘC ĐẾN PHÚC DUYÊN TRÀN ĐẦY.
11 . ĐA TÀI ĐA LỘC ĐA PHÚC ĐỨC
ĐẮC THỜI ĐẮC LỢI ĐẮC NHÂN TÂM.
12 . XUÂN AN KHANG THỊNH VƯỢNG
NIÊN PHÚC THỌ NIÊN TRƯỜNG.
13 . MÃ PHI NGÀN DẶM ĐƯỜNG DÀI.
ĐÁO THƯƠNG THÂN CHỦ MIỆT MÀI LÀM ĂN.
THÀNH GIA CỐ CHÍ KHÔNG LÙI BƯỚC.
CÔNG TOẠI DANH THÀNH VỮNG NGÀN SAU.
14 . CÒN GẶP NHAU THÌ HÃY CỨ THƯƠNG
TÌNH NGƯỜI MUÔN THUỞ VẪN CÒN VƯƠNG
CHẮT CHIU MỘT CHÚT TÌNH THƯƠNG ẤY
GỞI KHẮP MUÔN PHƯƠNG VẠN NẺO ĐƯỜNG.
15 . THIỆN CĂN Ở TẠI LÒNG TA
CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI.
16 . NGƯỜI TRỒNG CÂY HẠNH NGƯỜI CHƠI
TA TRỒNG CÂY ĐỨC ĐỂ ĐỜI VỀ SAU.