Cách dùng Site-Analyzer: Công cụ nghiên cứu Website và SEO (P1)

site-analyzer-sladar

Trong bài viết ngày hôm nay, Thanh Phong sẽ hướng dẫn mọi người cách sử dụng Site-Analyzer thật hiệu quả để chúng ta có thể tự mình đánh giá từ khóa cạnh tranh một cách tốt nhất và hoàn thiện các đặc điểm chưa chuẩn trong website kiếm tiền trực tuyến trong thời gian  ngắn.
Trước hết, ta hãy làm quen một chút về giao diện ban đầu của trang Site-Analyzer:
đăng nhập vào Site-Analyzer
Giao diện ban đầu khi đăng nhập vào Site-Analyzer
Ta có thể thấy được phần nội dung bên trong bao gồm 3 phần, một menu xanh phía trên và một menu dọc phía tay trái.
trang Site-Analyzer
Phần Account overview
Phần Account Overview sẽ cho phép chúng ta theo dõi số lần kiểm tra website, và số từ khóa cần theo dõi.
trang Site-Analyzer
Phần Istant review
Phần Istant Review là phần để kiểm tra, đánh giá website nhanh mà chút nữa chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu. Qua đó, ta chỉ cần nhập tên website muốn đánh giá và nhấn vào "Analyze" phía tay phải.
trang Site-Analyzer
Phần Updates
Nhìn xuống phía dưới ta có thể thấy phần Updates. Phần này cho phép chúng ta theo dõi các hoạt động của mình theo trình tự thời gian từ sớm đến muộn, từ trên xuống dưới khi tương tác với website kiếm tiền trực tuyến và có kèm với miêu tả cụ thể.
Lưu ý: Trong bài viết lần này, Thanh Phong xin đưa ra hướng dẫn dựa vào tài khoản miễn phí, tức là các cá nhân khi đăng ký, đã nhấp vào mục chọn phiên bản dùng thử 3 ngày của site-analyzer.
Bảng giá nâng cấp tài khoản tại Site-Analyzer
Bảng giá nâng cấp tài khoản tại Site-Analyzer
Một điều khá thú vị là sau 3 ngày, chúng ta sẽ được hỏi liệu có muốn updates tài khoản của mình hay không, nhưng với quan điểm của người viết bài này, thì có lẽ 2 công cụ miễn phí được sử dụng đầu tiên kia cũng là quá đủ để làm vốn trong vài ngày. Và với cái giá là 29.90$/tháng thì thiết nghĩ sẽ có nhiều người thà tạo cho mình một tài khoản email để đăng ký mới còn hơn là nâng cấp. Dù sao thì cũng phải nhìn vào thực tế những ứng dụng mà công cụ này mang lại, đặc biệt là chức năng Keyword tracking beeta mới của website, rất hữu dụng trong việc theo dõi, đánh giá từ khóa, và nếu như muốn sử dụng chức năng này ( Thanh Phong sẽ có bài đánh giá cụ thể), sẽ cần phải sử dụng đến các tài khoản có thời lượng sử dụng lâu hơn.
OK, đầu tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu công cụ miễn phí đầu tiên mà Site-Analyzer mang lại cho chúng ta: 
1. Keyword tracking (bêta)
Lưu ý rằng đây chỉ là phần sử dụng sơ bộ, như đã nói, người dùng chỉ có thể sử dụng được một phần chức năng này khi tài khoản của của khách hàng thuộc dạng free.
Kiểm tra từ khóa tại Keyword tracking
Kiểm tra từ khóa tại Keyword tracking
Đây là công cụ cho phép theo dõi từ khóa, tức là khi ai đó có một vài từ khóa và muốn theo dõi nó, xem nó index thứ hạng các website là thế nào, và để xem website của ta có nằm trong danh sách đó hay không. Nói đơn giản, nó sẽ gồm các bước:
- Cài đặt theo dõi đánh giá từ khóa:
Cài đặt theo dõi đánh giá từ khóa tại site-analyzer
Cài đặt theo dõi đánh giá từ khóa
Ở đây có thể lựa chọn trang google mà chúng ta muốn xem. Do là Site-Analyzer chưa cung cấp tên miền google Việt Nam nên Thanh Phong sẽ chọn trang phổ thông: Google.com
Thêm từ khóa cần theo dõi tại Site-analyzer
Thêm từ khóa cần theo dõi
Tiếp đến là phải thêm các link website đối thủ vào mục cần theo dõi. Mục đích của việc này là giúp ta xem đối thủ của mình đang có vị trí như thế nào đối với từ khóa mà chúng ta hướng tới.
Thêm danh mục từ khóa theo dõi tại site-analyzer
Thêm danh mục từ khóa theo dõi
Sau đó, hãy liệt kê danh sách các từ khóa cần theo dõi ra, một danh sách phù hợp sẽ rơi vào khoảng 4-6 từ khóa, trương hợp tài khoản nâng cấp thì có thể tìm nhiều hơn. 
Nhấp vào Export để đưa ra kết quả.
Nhấp vào Export để đưa ra kết quả.
Cuối cùng là lựa chọn Export để xem kết quả. Kết quả trả về sẽ bao gồm bảng phân tích ban đầu, nhìn chung là số lượng các từ khóa mà website kiếm tiền hiển thị được ở trên google. Và một bảng phân tích top đầu các website hiển thị với từ khóa tương ứng.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng các công cụ bên để xem số lượng tìm kiếm/ tháng, tỉ lệ % lượng click vào trang web...
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách dung Site-analyzer cho website kiếm tiền trực tuyến, tạo thu nhập thụ động Online. Rất mong nhận được những phản hồi từ phía quý độc giả để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn.

Blog Học kiếm tiền từ website chúc quý độc giả thành công!
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

2 Nhận xét

Mới hơn Cũ hơn