Lặng im |
Chúng ta đã biết rất nhiều câu chuyện trong lịch sử nói về các nhân vật vì nói nhiều mà chết, quá kiêu căng không lắng nghe người khác mà lụi bại. Giống như câu chuyện về Lưu Bị, khi các em bị Quan Vân Trường, Trương Phi bị giết hại thì không nghe lời can gián, khuyên ngăn của Gia Cát Lượng Khổng Minh tiên sinh mà cố công gắng sức tập hợp binh mã, đánh nhau với quân Ngụy, khiến cho thế chân vạc bị phá vỡ, đất nước đi đến suy vọng. Đối với bản thân mỗi chúng ta trong cuộc sống hiện đại cũng vậy, nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật mà chúng ta tự tin rằng bản thân mình biết nhiều hơn những người thời trước, nhưng cũng chính sự phát triển vượt bậc ấy khiến chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp xúc với internet, với các thông tin độc hại trên mạng xã hội, chính vì thế mà đôi khi chúng ta nghĩ rằng bản thân mình đã biết hết tất cả nhưng sự thật thì lại không phải như vậy. Nói về riêng cá nhân tôi khi mới tập thư pháp Việt, tôi đã nghĩ rằng mình biết hết tất cả mọi việc và tự tin rằng mình là một trong những nhà thư pháp giỏi của Việt Nam. Nhưng sự thật thì vỏ quýt giầy, có móng tay nhọn, tôi chợt nhận ra rằng bên cạnh mình còn rất nhiều người giỏi, những cao nhân, ẩn sĩ chưa xuất đầu lộ diện, và từ đó tôi thu mình, biết lắng nghe nhiều hơn, quan sát nhiều hơn và ít nói hơn. Tôi nghĩ rằng việc làm này sẽ giúp tôi tiếp thu được những kiến thức cần thiết để phục vụ cho con đường sau này của mình.
Lắng nghe và im lặng là hai phạm trù rất khác nhau, người biết lắng nghe đúng lúc sẽ thu về nhiều thư hơn người nóng nảy, vội vàng, người im lặng đúng lúc sẽ tránh được cái họa sát thân. Bài viết này chỉ mong muốn rằng mỗi người trong số chúng ta hãy biết tự mình im lặng, để lắng nghe nhiều hơn và để thành công hơn trong cuộc sống
Trên đây là một số chia sẻ của mình về việc lắng nghe và im lặng, rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người.
Tags:
lắng nghe và im lặng
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.