Chìa khóa thành công: Tư duy đột phá (Think outside the box)

Ngày trước mình thường mắc phải những phiền toái trong cuộc sống, các tình huống và hoàn cảnh hết sức trớ trêu, nhưng thông qua thằng bạn trí cốt Dương Đức Trung mà mình đã biết một phương pháp giải quyết hết sức hiệu quả hầu hết tất cả các công việc trong cuộc sống và tạo ra rất nhiều thay đổi cho bản thân mình.

- Think outside the box - 

Theo nghĩa đen là nghĩ vượt ra ngoài chiếc hộp. Ý nghĩa của nó là mong muốn bạn hãy nghĩ khác đi so với cách bạn đang nghĩ, suy nghĩ rộng ra và vượt qua các giới hạn vốn có.
Tư duy đột phá
Nghĩ ra ngoài chiếc hộp
Trong wikipedia cũng đã đề cập đến khái niệm này, bằng cách đưa ra một ví dụ về 9 điểm đen, làm cách nào để nối tất cả lại trong vong 4 đường kẻ hoặc ít hơn sao cho các đường nối không lặp lại trùng nhau.
Tư duy đột phá

Và một trong số những cách giải được đề xuất
Tư duy đột phá
Bên cạnh đó, một số những biểu hiện chính để có được một tư duy đột phá là:
- Sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới hàng ngày
- Sẵn sàng làm những việc khác nhau và dám làm theo những cách chưa ai làm
- Tập trung tìm hiểu những ý kiến mới và theo đuổi những ý kiến đó Tìm ra những giá trị mới của vấn đề cũ mà chưa ai thấy
- Biết lắng nghe người khác
- Biết hỗ trợ và tôn trọng người khác khi họ đưa ra những ý kiến khác lạ, thậm chí là “điên rồ”
Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy bản chất của tư duy đột phá, ấy là sáng tạo ra những “cách làm mới” trong tư duy. Để giải quyết công việc một cách tốt hơn.
Dưới đây là 6 hướng suy nghĩ để giúp bạn bạn tư duy đột phá khi đứng trước một vấn đề nào đó là:

1. Áp dụng lĩnh vực này sang lĩnh vực khác

Một ví dụ đơn giản là cuốn sách “36 kế sách trong kinh doanh” áp dụng trực tiếp các kế sách trong “Binh pháp tôn tử” vào việc kinh doanh và phát triển mạng lưới kinh doanh.

2. Vẽ nó ra giấy

Những khó khăn và những tình huống mà bạn gặp phải có thể được bạn vẽ ra một tờ giấy, có thể nó chẳng mấy đẹp đẽ gì vì tài năng của bạn có hạn, nhưng lúc hoàn thành, bạn có thể thấy được những điều thú vị hơn để giải quyết. Tin không? Hãy thử đi.

3. Tưởng tưởng trong đầu

Hãy thử đặt mình vượt ra ngoài bản thân, giống như việc bạn nghĩ bạn đang là người chơi trò “The Sim” và bạn là nhân vật ở trong trò chơi đó, khi gặp phải các vấn đề như thế bạn sẽ làm gì.

4. Trở thành nhà văn

Điều này có liên quan đến điều 3 vì việc bạn mường tượng và lên cho mình một kịch bản (khác thường để tìm ra hướng giải quyết) là một trong những cách giúp bạn tìm ra được hướng giải quyết mới. Một trong những lợi thế lớn nhất đó là bạn có thể bỏ qua những quy luật trong cuộc sống hàng ngày khi bạn viết lên cậu chuyện của mình,.. “Không còn các thủ tục, không có các luật lệ thì vấn đề ấy sẽ thế nào…”
5. Lắng nghe ý kiến xung quanh
Kể cả là ý kiến từ một thằng nhóc không quen không biết và áp dụng ý kiến ấy vào vấn đề của mình. Bạn hãy đặt câu hỏi tại sao cho việc áp dụng ấy và biết đâu đấy, những ý tưởng đột phá xuất hiện.
6. Suy nghĩ ngược lại
Hay còn gọi là tư duy phản nghịch,  ở đây được hiểu giống như việc bạn giải một bài toán, nhưng không phải đi theo một cách thông thường từ điều kiện, giả thuyết tới kết luận mà là theo chiều hướng ngược lại.
Trên đây là những cách có được một tư duy đột phá, và dưới đây là một số câu hỏi khác để bạn suy nghĩ.
- Một đứa bé mới ra đời, bố đứa bé da trắng, mẹ đứa bé da đen, hỏi đứa bé tên gì.
- Bạn đang lái một con tàu, còn tàu cập bến thứ nhất có 5 người lên, 3 người xuống, bến tiếp theo 6 người lên 7 người xuống, bến tiếp theo có 1 người lên 2 người xuống, bến tiếp theo có 4 người lên 2 người xuống, hỏi ông thuyền trưởng tên gì?
- Một anh mù đi siêu thị, anh ta muốn mua một chiếc mũ thì phải làm thế nào?
- Làm thế nào để xé một mảnh giấy nhỏ bằng 3 đốt ngón tay thành một vòng tròn có thể chui vừa đầu qua đó (điều kiện không vòng tròn đó không bị đứt hoặc dán các đầu vào nhau)?
Chúc bạn thành công và có những phút giây vui vẻ!

Nguồn: Thư pháp Thanh Phong | Dịch vụ viết thư pháp
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn