I. Tiếng cười
Trong tất cả những bài Hùng biện mà chúng tôi tiếp cận, đa phần các bài hùng biện đều gây ra cho khán giả ít nhất một đến vài lần phải bật cười. Tiếng cười có nhiều tác dụng trong bài Hùng biện, nó làm cho khoảng cách giữa người nói và người nghe xích lại gần nhau hơn, nó phá tan khoảng cách giữa hai phía, và tiếng cười khiến cho bầu không khí trở nên vui tươi và phấn chấn, người nghe dễ dàng lĩnh hội và tiếp thu những giá trị trong bài nói một cách tốt nhất.
Vị trí của tiếng cười trong một bài hùng biện thường nằm chủ yếu là vào phần đầu của bài nói, đối với những bài nói là hài độc thoại thì tiếng cười sẽ nhiều hơn và rải rác khắp toàn bộ nội dung bài nói.
Để tạo ra những tiếng cười người nói thường sử dụng một vài những phương pháp sau đây:
1. Phương pháp tạo hình
Gia tăng sự châm biếm của một hành động nào đó sẽ khiến khán giả cảm thấy thích thú, nếu như bạn kể rằng có một người bị ngã, thì sẽ rất ít người cười. Nhưng nếu như bạn nói rằng người đó bị ngã dập mông, hoặc trượt vỏ chuối mà ngã gãy hai cái răng cửa thì hình tượng ấy hiện lên trong đầu người xem dễ gây là sự hóm hỉnh nhiều hơn.
2. Phương pháp bắt chước
Phương pháp kích động còn được tạo ra bằng các hoạt động bắt trước ngộ nghĩnh, ví như lúc thể hiện người mẹ gọi con trai mình, nếu chỉ gọi bình thường thì người nghe sẽ không có gì ấn tượng lắm, nhưng nếu người nói sử dụng cử chỉ điệu bộ của người mẹ theo kiểu đanh đá, giọng nói the thé và những câu từ chua ngoa, rất có thể sẽ khiến cho người nghe bật ra những chàng cười thích thú.
3. Phương pháp ẩn dụ
Lối nói chuyện ẩn dụ thường đưa ra lời nói chốt ở cuối mỗi câu chuyện, những câu nói này thường là những câu ẩn dụ mang ý nghĩa đen tối. Lấy một ví dụ, khi tôi đi vào một thư viện, tôi rất bất ngờ khi gặp một anh thủ thư. Tôi hỏi anh
- Anh ơi chỗ mình có làm thẻ thư viện không?
Anh thủ thư nhìn tôi một lượt (sử dụng phép bắt chước điệu bộ của một thằng gay và nói)
- Em đẹp trai đấy.
Tôi sững người (sử dụng phép bắt chước điệu bộ ngạc nhiên)
- Cảm ơn anh, nhưng thư viện mình có làm thẻ hãy không ạ?
Anh thủ thư nhìn tôi một lần nữa, vẻ âu yếm (sử dụng điệu bộ bắt chước rồi nói)
- Từ từ nào nhóc, thời gian chúng ta bên nhau còn nhiều mà.
…
Trong bài nói của ai đó, nếu như bạn để ý, thường thì người nói sẽ áp dụng một lúc rất nhiều biện pháp để tạo ra tiếng cười. Họ sẽ kết hợp cả bắt chước, lối nói ẩn dụ và kích động tạo hình để người xem dễ dàng hình dùng và phì cười.
Một điều lưu ý khi chúng ta kể bất cứ câu chuyện cười nào đó chính là bản chất của những mẩu chuyện cười giống như một con dao hai lưỡi, và đối với những câu chuyện cười chưa đủ để có thể khiến khán giả phì cười thì ngược lại, bạn sẽ rất giống như một thằng đần khi đứng trên sân khấu. Chính vì thế mà hãy chắc chắn rằng câu chuyện của mình được thử với một vài người nghe trước đó và nó đạt hiệu quả tốt.
Người khác dễ dàng cười hơn khi hình ảnh của bạn trong mắt họ vốn là một người vui vẻ, tếu táo, vậy nên cũng sẽ dễ dàng hơn nếu như bạn có tính cách cởi mở, hay nói đùa và làm người khác cười thường xuyên, sẽ là một lợi thế rất lớn. Đối với những người lạnh lùng, ít nói, ít giao tiếp, những mẩu chuyện cười là liều thuôc cực mạnh giúp cho anh ta phá tan rào cản giữa anh ta với khán giả, thậm chí là câu chuyện cười đó còn trở nên đặc biệt hơn khi anh ta kể nó.
II. Nháp trước:
Những bài hùng biện đạt chất lượng tốt bao giờ cũng phải được nháp trước rất nhiều lần, tập đi tập lại nhiều lần trước khi đứng lên nói sẽ giúp cho người nói có được tác phong một cách chuẩn mực, sử dụng lời nói một cách chính xác.
Abraham Lincoln thường giành ra nhiều giờ để tập phát biểu trong phòng, ông thường nói rất to và diễn đạt như thể đang đứng trước công chúng, khi nhìn vào những người có tầm ảnh hưởng lớn, đặc biệt là trong những dịp quan trọng như bầu cử tổng thống ở Mĩ, ta sẽ dễ dàng bắt gặp những chính khách sử dụng phương pháp này để chuẩn bị tinh thần trước khi đứng lên nói. Barack Obama sử dụng việc nháp trước gương để có thể vừa nắm bắt được ngôn ngữ và điệu bộ mà mình nói ra với mọi người.
Ngôn ngữ cơ thể cũng đặc biệt quan trọng vì vậy việc nháp trước sẽ giúp người nói trau truốt được vốn từ của mình trong bài nói, tăng thêm tính tương tác và giúp cho bài nói trở nên mượt mà, tự nhiên hơn.
Đây là hoạt động cần phải đặt lên ưu tiên hàng đầu nếu như bạn muốn có một bài phát biểu hay, đừng bao giờ nói khi chưa chuẩn bị kĩ lưỡng.
III. Khoảng lặng
Có nhiều người cứ nghĩ rằng, lúc đứng lên nói thì phải nói thật nhiều, đưa ra thật nhiều thông tin. Nhưng điều đó đối với hoạt động hùng biện thì không hẳn là chính xác, khi hùng biện, bạn phải khiến cho người nghe hiểu và có đủ thời gian để suy nghĩ và đánh giá về những gì mà bạn nói ra. Bài hùng biện tốt nhất phải khiến cho khán giả suy nghĩ theo những gì mà người nói đề cập, chứ không nhất thiết là người nói thể hiện liên tục bài nói của mình. Tạo ra khoảng lặng là một cách rất tốt để người nghe có đủ thời gian để hiểu được những gì mà bạn nói, ngắt nghỉ một cách hợp lí còn làm tăng sự truyền cảm cho bài nói của bạn thêm hương vị, giàu sức gợi hình, gợi cảm.
IV. Những câu chuyện
Sự gợi hình luôn là yếu tố quan trọng để người nghe hình dung ra những gì mà bạn định nói, và sự gợi hình thường được những người hùng biện đỉnh cao tạo ra thông qua những câu chuyện mà họ kể. Những câu chuyện này thường xuất hiện ít nhất một lần trong bài hùng biện, với những chức năng khác nhau:
1. Để dẫn vào một vấn đề nào đó
2. Để chứng minh cho một quan điểm nào đó
3. Để làm rõ thêm điều gì đó.
Trong những câu chuyện này, người kể thường quyết định đó sẽ là chuyện cười hay chuyện buồn, và thường sẽ sử dụng tất cả những phương pháp ở trên để làm cho câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn người nghe.
Một câu chuyện hay cũng có thể đem lại cho người nghe cảm giác tin tưởng vào những gì mà người nói trình bày.
V. Sự bình tĩnh:
Sẽ chẳng thể nào nói được gì nếu như chúng ta mất bình tĩnh, điều hiển nhiên của những người hùng biện hay nhất là họ có được một sự bình tĩnh tuyệt vời, họ rất ít khi mất bình tĩnh và nếu như có thì sự mất bình tĩnh cũng phải được lên kế hoạch một cách kỹ lưỡng, nói chung là có nháp trước nhiều lần.
Sự bình tĩnh và tự tin khiến cho người nghe cảm thấy người nay rất chuyên nghiệp, hiểu biết trong những gì mà mình đang nói, toát ra sự tự tin và sự tinh thông trong kinh nghiệm mà người đó có được.
Rèn luyện sự bình tĩnh trong khi nói cũng trở thành một nhu cầu hết sức quan trọng, và đối với những người có sự bình tĩnh lớn hơn, người đó sẽ dễ dàng suy nghĩ và ứng xử tốt hơn khi có những tình huống bất ngờ xảy ra trong lúc nói.
Một phương pháp điển hình là tập tranh biện, phương pháp này sẽ khiến cho bạn cảm thấy mình có thể ứng xử một cách tốt hơn khi lắng nghe và phản bác các quan điểm, tranh biện tốt sẽ khiến bạn nâng cao sự tự tin và suy nghĩ một cách linh hoạt.
Phương pháp thứ hai để nâng cao sự bình tĩnh đó chính là quá trình rèn luyện tinh thần và ý thức. Hãy luôn suy nghĩ và xem nhẹ các vấn đề mà mình đối mặt. Tôi không nói là bạn hãy coi thường tất cả mọi thứ nhưng một điều hiển nhiên là tất cả chúng ta ai ai cũng sẽ phải đối mặt với một vài vấn đề nào đó trong cuộc sống. Chính vì thế mà hãy bình tĩnh đối diện với những khó khăn và thử thách đang diễn ra trong lúc mà bạn hùng biện.
VI. Sự mạnh mẽ:
Trước khi viết cuốn sách này, tôi thường hay thắc mắc khi một vài nhà hùng biện mặc dù cảm nhẹ thôi nhưng cũng không đứng ra nói một lời nào trước công chúng. Cuối cùng thì tôi cũng nhận ra lí do nằm ẩn sâu trong đó, mỗi một hành động, mỗi một sự biểu hiện của người nói đều có thể tác động rất lớn tới thái độ, nhận thức và suy nghĩ của người nghe, chính vì thế mà những nhà hùng biện tài giỏi thường không xuất hiện với một dáng vẻ tiều tụy, quần áo lôi thôi, đầu tóc bù xù. Họ lại càng tránh xuất hiện trước khán giả khi hai mắt đỏ hoe, nước mũi chảy đầm đìa, hắt hơi liên tục. Nếu như bạn không được khỏe trước khi nói thì tốt nhất nên xin được nghỉ không hùng biện bài nói ấy. Và đây cũng là lí do khi mà trong những buổi hùng biện thường có những nhà hùng biện thứ hai, những người sẵn sàng lên thay để chiêm vào vị trí của người nói đang gặp vấn đề với sức khỏe.
Sự mạnh mẽ có liên hệ mật thiết với tình trạng sức khỏe, bên cạnh đó những nhà hùng biện tốt sử dụng những câu nói mạnh mẽ để làm gia tăng sức nặng cho bài nói của mình. Phần truyền tải thông điệp, đưa ra khẩu hiệu kêu gọi hành động thường được kết lại bằng những câu hô hào mạnh mẽ và cứng rắn để làm tăng lên khí thế làm việc của những người xung quanh.
VII. Giọng nói truyền cảm:
Giọng nói luôn là một đề tài nóng hổi mỗi khi nói về vấn đề thuyết trình, nói chuyện… Giọng nói truyền cảm là yếu tố mà bất cứ một nhà hùng biện nào cũng đều muốn sở hữu. Tuy vậy, khi xem xét những bài hùng biện hay, thì thường chúng tôi không cho đó là những giọng nói truyền cảm, điều đặc biệt ở đây đó chính là việc những người nói có thể làm chủ ngôn ngữ của mình. Nói một cách khác, họ có khả năng làm chủ giọng nói của mình, lúc lên cao, lúc xuống thấp và thường là được áp dụng theo một phong cách rất riêng. Mỗi nhà hùng biện lại có một phương pháp, một phong cách nói khác nhau tạo nên sự khác biệt trong giọng nói của họ.
Nếu như bạn chưa tìm ra được phong cách cho riêng mình, bạn nên thử tập trình bày và kể những câu chuyện trước, cố gắng kể thật rõ ràng, áp dụng các phương pháp đã đề cập ở trên để đưa vào bài nói, cố gắng chú ý đến giọng điệu của bản thân mình. Hãy sử dụng một chiếc điện thoại di động hoặc một chiếc máy quay để có thể ghi lại tiến trình nói của bạn. Xem lại nhiều lần để tìm ra cách nói phù hợp nhất cho bài nói.
VIII. Nhạc nền:
Nhạc nền là những tiếng động phát ra trong khi bạn nói, nhạc nền nếu được sử dụng một cách hợp lí sẽ rất có lợi cho bài hùng biện của bạn, nếu như bạn đang ở trình độ nói bình thường, thì âm nhạc cũng có thể trở thành một công cụ đắc lực để gia tăng tính tượng hình, tượng thanh của bài hùng biện, một đoạn nhạc du dương khi bạn kể về những gì lắng đọng, một bản nhạc hào hùng khi bạn nói về những giải pháp và lời kêu gọi hành động sẽ giúp cho khán giả trở nên hứng thú và dễ dàng ấn tượng lớn hơn.
Tuy vậy, nhạc nền cũng có những khuyết điểm của nó, nếu như bạn sử dụng nhạc không đúng cách, nhạc nền rất có thể sẽ trở thành thứ khiến cho bài nói của bạn bị lạc hướng. Hãy tưởng tượng nếu như bạn đang nói về các giải pháp mà đoạn nhạc du dương lại nổi lên thì thế nào…
Thư pháp Thanh Phong