#1 Nếu bạn đọc: Nghệ thuật lãnh đạo theo nguyên tắc

Nghệ thuật lãnh đạo theo nguyên tắc

Nhiều người hiện nay đang muốn cố gắng tìm kiếm cho mình những nguyên tắc lãnh đạo thật tốt để tăng thêm sự hiệu quả trong việc quản lý và điều hành tập thể.

Tuy nhiên, không phải bất cứ nguyên tắc nào cũng thực sự có hiệu quả và không phải tất cả những thành quả đều đến từ việc chúng ta áp dụng nguyên tắc.

Vấn đề ở đây là khi bạn có cho mình một nền tảng kiến thức cụ thể về một vấn đề gì đó, bạn có áp dụng nó vào cuộc sống không? Hay bạn chỉ là tham khảo để rồi vứt nó sang một bên và để nó trôi vào quên lãng.

Trong bài viết ngày hôm nay, tôi muốn giới thiệu với các bạn những nguyên tắc lãnh đạo chung nhất mà tôi đã học được và đúc rút ra từ kinh nghiệm trong thực tiễn cũng như tiếp thu từ những nguồn sách báo khác nhau.

Bạn sẽ được tiếp cận với một bài viết hoàn chỉnh nhất về nghệ thuật lãnh đạo từ trước đến nay, giúp bạn hiểu được toàn bộ những gì mà tôi đưa ra thông qua những ví dụ cụ thể và những minh họa dễ nhớ.

Quan trọng hơn hết.

Tôi rất mong muốn bạn sẽ là người áp dụng nó vào trong cuộc sống để cảm nhận được những thay đổi mà các nguyên tắc lãnh đạo này mang lại.

Ok! Chúng ta sẽ cùng nhau trải qua cuộc hành trình tìm kiếm một mô thức thành công trong nghệ thuật lãnh đạo hiệu quả.

Nguyên tắc số 1: Đặt nhóm lên hàng đầu

Nhiều nhà lãnh đạo khi được bổ nhiệm là tự họ ngộ nhận rằng mình là người đứng đầu, là người có công lớn, là trên hết tất cả mọi người và cố gắng tìm cách vun vén, đắp thêm cho những lợi ích của cá nhân bản thân mình ngày một nhiều hơn.

Nhưng vấn đề ở đây là, những thành quả mà bạn được hưởng trong thì hiện tại luôn luôn có những đóng góp của những người trong tập thể ở thì quá khứ.

Một là con số quá nhỏ để làm nên điều vĩ đại, bạn sẽ chẳng thể nào thành công nếu không biết cách làm việc theo nhóm.

Chính vì vậy

Hãy đặt nhóm của mình lên hàng đầu, khiêm tốn một chút để tạo ra mối quan hệ khăng khít hơn giữa bản thân mình với nhân viên cấp dưới.

Vì sao làm việc theo nhóm lại quan trọng như vậy?

- Một nhóm thì bao gồm rất nhiều người, đây vừa là nguồn nhân lực và trí lực của công việc bạn muốn hoàn thành, một mình bạn sẽ chẳng thể nào làm nên được những điều vĩ đại nếu không có một nhóm làm việc.

- Trong một nhóm, các thành viên để ý và chăm sóc cho nhau sẽ tối ưu được hiệu quả công việc (Ví dụ như nhiều ý kiến vẫn đa chiều và khách quan hơn một ý kiến) và lại còn giúp cho từng thành viên tự sửa chữa, hoặc bù đắp các khuyết điểm của từng người (Ví dụ như khi họp đơn vị, mọi người đưa ra những quan điểm để giúp cho người khác mau chóng tiến bộ)

- Làm việc theo nhóm sẽ khiến cho mọi người trở nên có trách nhiệm hơn. Vì nếu như chỉ có một mình bạn đảm nhận công việc nào đó, bạn có thể làm, có thể chơi bất cứ lúc nào bạn muốn. Nhưng khi đã làm việc theo nhóm, tính kỷ luật và trách nhiệm sẽ được thúc đẩy nhiều hơn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nếu làm việc theo nhóm, sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn là một mình bạn làm việc.

Chính vì không ai có thể làm được mọi thứ nên tôi khuyên bạn một điều rằng, cho dù bạn đang đứng ở vị trí lãnh đạo đi chăng nữa, vẫn sẽ có những việc bạn không làm được hoặc làm rất kém, vậy thì nguyên tắc đầu tiên trong khi trở thành một người lãnh đạo, chính là phải biết coi trọng những người đồng đội của mình, coi trọng nhóm làm việc của mình thì chúng ta mới có thể thành công.

Nguyên tắc lãnh đạo số 2: Thu hút nhân tài giỏi

Làm thế nào để bạn tuyển lựa được một người tài đứng về phía mình? Một vấn đề đặt ra cho bất cứ nhà lãnh đạo nào, đó là khả năng thu hút về nhóm những người có năng lực, có tâm và có tài.

Thế nhưng, người giỏi thì giống như một viên ngọc trong sa mạc cát mênh mông, làm thế nào để bạn tìm được những người như thế về với công ty của bạn, điều này vô cùng quan trọng.

Hãy tạo ra chiếc máy lọc của cho riêng mình.

Đừng bao giờ tiếc tiền chi cho những người lao động giỏi, những người lãnh đạo thành công luôn biết rằng, người giỏi sẽ là một sự đầu tư khôn ngoan giúp cho công ty thu về một vốn bốn lời, và những người lãnh đạo xuất trúng bao giờ cũng biết cách tìm ra những người giỏi cho mình.

Tại sao họ làm được như vậy?

Bởi vì họ có kiến thức chuyên ngành, có trình độ và khả năng đánh giá một con người. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường thấy những công ty tổ chức những buổi phỏng vấn để tuyển dụng nhân viên, trong quá trình phỏng vấn, họ sẽ đưa ra một hệ thống các câu hỏi và xem xét thái độ cũng như câu trả lời của nhân viên có đáp ứng được các quan điểm mà nhà tuyển dụng mong muốn.
Tôi không biết rằng bạn tuyển dụng được bao nhiêu người, nhưng nếu như bạn không có được ít nhất vài ba người có năng lực làm việc cho bạn thì sớm muộn gì công ty cũng sẽ lụi tàn trong dĩ vãng. Chính vì thế, hãy kiểm tra xem người nhân viên đó có:

- Cái tôi riêng: 

Đặc điểm nổi bật riêng, tính cách đặc trưng, những ưu thế, khuyết điểm nếu có

- Họ có tự tin hay không: 

Tại sao họ lại sợ sệt, thông thường những nhân viên không tự tin sẽ thường là những người thiếu kinh nghiệm, vì họ có một điều gì đó không hoàn hảo nên họ mới thiếu tự tin như vậy.

- Có có kiến thức chuyên nghành hay không: 

Ngày trước thì chúng ta vẫn thường đánh giá dựa trên những con số thể hiện qua bằng cấp, chứng chỉ hay giấy khen, nhưng trong thời đại ngày nay, tôi thiết nghĩ, bạn nên kiểm chứng vấn đề này thông qua các câu hỏi mang tính chất chuyên ngành.

- Họ có khí chất không: 

Không phải chỉ là người lãnh đạo thì mới có khí chất. Tất cả những người lãnh đạo giỏi sau này đều xuất phát ban đầu là những người nhân viên bình thường, chính vì vậy, bạn cần để ý người đang ứng tuyển vào công ty bạn có toát ra sự khẳng khái, kiên định, câu trả lời sắc xảo, lôi cuốn, họ chắc chắn là những người mà bạn đang tìm kiếm.

Nguyên tắc số 3: Mục tiêu của bạn là gì?

Nghệ thuật lãnh đạo theo nguyên tắc
Một chuyến hành trình luôn luôn phải có điểm khởi đầu và một điểm kết thúc. Nhà lãnh đạo giỏi hơn lúc nào hết phải biết được điểm khởi đầu và điểm kết thúc cho một chuyến đi, mục tiêu của bạn đối với công ty chính là tầm nhìn, là sứ mệnh mà bạn đặt ra cho bản thân và những người cộng sự của mình.

Mục tiêu ấy nên là những mục tiêu về dài hạn, nên hạn chế các mục tiêu về trung hạn và đừng bao giờ đặt những mục tiêu trong ngắn hạn hoặc những mục tiêu quá dễ dàng để đạt được.

Xây dựng được mục tiêu và hiểu rõ mục tiêu chính là nguyên tắc cốt lõi hình thành nên một nhà lãnh đạo xuất sắc, bạn biết công ty sẽ đi đâu và từ đó bạn hiểu rằng mọi người sẽ phải làm gì.

Trong bộ phim cướp biển vùng Caribe, tôi luôn thích anh chàng thuyền trưởng Jack Sparrow vì một phần anh ta khá dí dỏm, một phần là vì anh ta có chiếc là bàn ma thuật có thể chỉ hướng về điều mà anh ta khao khát nhất. Giá như trong cuộc sống thực tế này tôi có một chiếc la bàn ma thuật như vậy, thì có khi tôi cũng sẽ trở thành một chàng “cướp biển” như Jack, và biết đâu đấy tôi lại có thể có được những kho báu giá trị trong cuộc sống này.

Nói vui như vậy để các bạn hiểu rằng, những chiếc la bàn chỉ về hướng chúng ta mong muốn nhất mặc dù không hề tồn tại, nhưng chính chúng ta cũng có thể tự mình tạo ra những “chiếc la bàn ấy” thông qua những mục tiêu cụ thể.

Bạn hãy tự hỏi mình:

- Mục tiêu này có vượt quá khả năng của tôi?

- Mục tiêu này có đem đến lợi ích cho tôi và mọi người?

- Mục tiêu này có đáng để tôi phấn đấu?

Nếu tất cả câu trả lời trên đây là “Có!” thì tôi nghĩ thời điểm bạn “căng buồm ra khơi” chính là thời điểm này đây.

Nguyên tắc số 4: Đặt đúng người vào đúng vị trí

Năm 2015, tôi lần đầu tiên được cầm trên tay cuốn “Xây dựng cơ nghiệp bạc tỷ” của tác giả Adam Khoo do dịch giả Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vi đích thân thực hiện, nguyên tắc mà tôi ấn tượng nhất cho đến thời điểm hiện tại chính là nguyên tắc đặt đúng người vào đúng vị trí trong công ty.

Sau này, khi tìm hiểu kỹ hơn, tôi biết rằng lý thuyết này đến từ những công trình khoa học đã được chứng mình. Nếu như bạn đã từng đọc cuốn “Từ tốt đến vĩ đại” của Jim Collin hoặc cuốn “Nghệ thuật làm việc theo nhóm” của C Maxwell, thì chắc hẳn bạn sẽ chẳng còn xa lạ gì với nguyên tắc này.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta nói đến việc tuyển lựa nhân tài và đặt người ta vào đúng vị trí của họ.

Nhìn vào kim tứ đồ dưới đây, bạn sẽ hiểu được điều tôi đang nói:

Nghệ thuật lãnh đạo theo nguyên tắc

Việc bạn tìm được người giỏi và đặt vào đúng vị trí giống như việc bạn lựa chọn được hạt giống tốt và để vào đúng môi trường thích hợp vậy:

- Nếu hạt giống xấu mà vứt vào chỗ đất khô cằn thì chắc chắn sẽ chết yểu

- Nếu hạt giống xấu mà bạn đưa vào chỗ đất tốt, chăm bón kỹ càng thì cây vẫn không thể có hiểu quả cao và kèm theo đó là sự thất vọng

- Nếu hạt giống tốt mà bạn để vào chỗ đất không phù hợp thì cây sẽ phát triển lệch lạc, cong queo

- Và dĩ nhiên, hạt giống tốt + đất tốt, chăm sóc tốt, cây sẽ đâm trồi nảy lộc.

Để tìm được vị trí cho hạt giống tốt:

Dĩ nhiên người lãnh đạo giỏi sẽ phải thấu hiểu được nhân viên của mình, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của từng người, dựa vào những đặc điểm đó và dựa vào tính chất của công việc, bạn sẽ tự mình tìm thấy được vị trí thích hợp để đưa những người tốt vào đúng vị trí của tập thể.

Đối với nguyên tắc này, thì bạn nên xác định hai vấn đề cốt yếu.

- Một là, nếu nhân viên không tốt, không làm được việc, bạn cần loại bỏ nhân viên.
- Hai là, nếu nhân viên tốt mà không tìm được đúng vị trí, thì bạn chính là người phải ra đi. Vì sớm muộn gì thì kết cục tồi tệ cũng sẽ đến, bởi vậy, bạn nên cẩn trọng trong bước này.

Nguyên tắc số 5: Bạn là người quyết định sự thắng lợi của cả tập thể

Người lãnh đạo là một người phải đảm đương rất nhiều công việc có tính chất cốt yếu và quan trọng. Lựa chọn người nào, sa thải người nào, làm gì để mọi người tin tưởng vào bạn, làm gì để mọi người cống hiến hết sức lực cho bạn, đó quả là những công việc khá khó khăn.

Thế nhưng với kinh nghiệm và vốn kiến thức đã được trải nghiệm, tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện này:

Năm tôi học cấp 1, tôi được tham gia vào một đội bóng nhỏ trong xóm, và người đội trưởng của chúng tôi (tên là Trường) là một người lãnh đạo khá xuất sắc,anh ta sắp xếp cho mỗi người vào từng vị trí cụ thể, và tôi (ở vị trí tiền đạo). Tôi vẫn còn nhớ như in rằng, khi có anh ở bên cạnh, mọi thứ thật tuyệt vời, mọi người đều tham gia một cách vô cùng nhiệt huyết và hiệu quả, các buổi tập đã giúp cho chúng tôi đi hết từ vòng bảng này đến vòng bảng khác, thế nhưng khi anh bị ốm và giao công việc đó cho tôi, thì tôi lại là người làm hỏng tất cả. Tôi đã bắt ép mọi người làm theo ý mình, và đây cũng chính là thất bại đầu đời của tôi trong lĩnh vực lãnh đạo tập thể.

Sau này ngộ ra, tôi mới biết rằng, một người lãnh đạo giỏi phải hội tụ đầy đủ các yếu tố:

- Trực giác tốt
- Cởi mở
- Say mê
- Tài năng
- Sáng tạo
- Khởi xướng
- Dám chịu trách nhiệm
- Khoan dung
- Có sức thuyết phục

Để bạn nhớ hơn về những đặc tính này, bạn chỉ cần nhớ một câu chuyện nhỏ như sau:

Có một chú mèo say mê ăn cá, chú cởi mở chia sẻ ý tưởng này với những con mèo khác trong xóm. Nhờ vào tài khởi xướng của mình, chú thuyết phục các con mèo còn lại cùng tham gia cuộc ăn vụng ở một nhà hàng gần đó. Với tài năng chú giúp cho cả nhóm vượt qua được sự canh phòng của con chó. Bằng trực giác chú đã tìm ra đúng nơi để cá của nhà hàng. Nhưng do chỗ để cá quá cao, nên chú mèo đã sáng tạo ra cách kiệu nhau lên để lấy cá, thế nhưng cả nhóm bị bắt và chú chịu trách nhiệm cho cả nhóm trước ông chủ nhà hàng và khoan dung cho con mèo làm hỏng việc. Cả nhóm từ đó đoàn kết hơn, và những vụ trộm cá cũng thành công nhiều hơn.

Nguyên tắc số 6: Luôn nắm rõ các con số

Có 04 số liệu mà tôi nghĩ rằng một người lãnh đạo cần phải nắm vững, đó là

1. Số liệu thưởng phạt:

Bạn sẽ muốn có nhiều người được thưởng hơn, ít người bị phạt đi. Và nếu như vậy, họ phải được huấn luyện, phải được chỉ bảo cách làm thế nào cho tốt. Bạn cũng muốn tìm hiểu thêm cách để giải quyết các mâu thuẫn nội bộ để tránh không phải nhúng tay vào những vụ ẩu đả, cãi vã không đâu giữa các nhân viên khác nhau. Vì thực tế những xung đột thì luôn có, nhưng người lãnh đạo phải biết cách hạn chế tối đa và xử lý dứt điểm các xung đột càng nhanh càng tốt.

2. Số khách hàng tiếp cận:

Là số liệu thể hiện sức ảnh hưởng của công ty với người khác, càng nhiều người biết đến công ty, sản phẩm của bạn sẽ bán được càng nhiều. Bạn sẽ muốn có thêm nhiều hơn các chiến dịch quảng cáo hoặc tìm hiểu cách để tiếp cận được tối đa khách hàng với tối thiểu chi phí.

3. Số lợi nhuận:

Để bán được sản phẩm bạn sẽ muốn tìm hiểu các phương thức bán hàng hiệu quả, tìm kiếm được những người kinh doanh giỏi, bán hàng giỏi  hơn cho công ty.

4. Số chiến dịch mà công ty đã thực hiện:

Số lần thành công càng nhiều thì khả năng mở rộng công ty càng lớn.

Bốn số liệu này dựa trên 04 yếu tố quan trọng nhất hình thành nên một công ty hoạt động hiệu quả.
Nói lại một chút về cuốn “Xây dựng cơ nghiệp bạc tỷ” của Adam Khoo, khi anh đưa ra mô hình công ty với những vị trí cụ thể để xây dựng nên đội nhóm làm việc hiệu quả mà không cần tới sự tham gia của người chủ doanh nghiệp, bốn chỉ số quan trọng chính là Nhân sự, Kinh tế, Sản phẩm, Truyền thông.

Và để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải biết cách nắm vững và điểu chỉnh các con số này sao cho thật chính xác và phát triển theo chiều hướng đi lên theo thời gian.

Trên đây là một số nguyên tắc mà tôi rút ra được từ kinh nghiệm lãnh đạo của bản thân, tôi thực sự mong muốn rằng những kiến thức này sẽ phần nào giúp ích được cho các bạn trọng thời gian tới.

Chính vì vậy hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ bài viết này cho thật nhiều người để chúng ta có cơ hội cùng nhau trao đổi và truyền bá những giá trị thực tiễn hữu ích cho xã hội này.

Thư pháp Thanh Phong thủ bút
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn