Tri ân thầy cô, Tri ân khách hàng, Tri ân đối tác, rất nhiều người sử dụng cụm từ tri ân nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của cụm từ này. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời cho “Tri ân là gì?” Thì bài viết này chính là dành cho bạn.
1. Tri ân là gì?
Trong từ điển thì các chữ:
- Tri: có nghĩa là sự biết, sự nhớ đến.
Dùng cùng với tri thức là được biết đến những tư tưởng, kiến giải.
Hoặc tri kỷ trong bạn tri kỷ (bạn biết tới bản thân mình)
- Ân: là ơn nghĩa, người có công nuôi nấng, dưỡng dục, chỉ bảo, giúp đỡ mình đều là những người có ân.
Như vậy
Tri ân được hiểu là: “Sự biết tới ân nghĩa, nhớ tới công đức của người”.
2. Tri ân thường được sử dụng khi nào?
Mỗi dịp đặc biệt, người ta thường có những buổi kỷ niệm để ghi nhận sự đóng góp, công lao của cá nhân, tập thể nào đó, bởi vậy những ngày như:
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Ngày sinh nhật thầy, cô giáo
- Ngày thành lập doanh nghiệp, cơ quan
- Ngày tổng kết cuối năm
Sẽ thưởng có những buổi, những phần quà dành tặng cho những con người đã từng giúp đỡ chúng ta có được thành quả như ngày hôm nay gọi chung là tri ân.
3. Dịp 20/11 là ngày gì? Tại sao lại phải Tri ân vào ngày này?
Nguồn gốc của ngày 20/11
Vào tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).Vào năm 1949 (sau 3 năm), tại hộ nghị ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” bao gồm 15 chương với nội dung nói về đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy.
Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam cũng trở thành một trong những thành viên của tổ chức FISE, đã quyết định trong cuộc họp của tổ chức FISE từ 26 – 30/08/1957 tại thủ đô Ba Lan.
Và ngày 20/11/1958 chính là ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo, và lần đầu tiên được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20/11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Lẽ dĩ nhiên nếu làm được việc này thì phần quà sẽ càng gia tăng thêm ý nghĩa, vì đó là món quà do chính chúng ta làm ra. Thư pháp hiện nay không quá khó học, nên bạn hoàn toàn có thể tham gia một lớp học thư pháp để tự mình tạo ra những sản phẩm đẹp dành tặng cho những người có ân nghĩa với mình.
4. Tại sao nên sử dụng thư pháp để tặng quà Tri Ân nhân dịp 20/11?
- Bởi ý nghĩa đặc trưng của con chữ gắn liền với nghề giáo. Những người làm giáo dục rất am tường chữ nghĩa, các thầy cô thường thích thú với những tác phẩm thư pháp đẹp, có nhiều câu nói hay vừa để trưng treo trong nhà, lại vừa để ghi nhớ tới những điều quan trọng.
- Bởi thư pháp là sản phẩm có thể thay đổi liên tục theo mùa, theo năm, tháng: nhiều người cho rằng khi tặng tranh thư pháp Tri Ân thầy cô, chỉ nên viết nội dung là Tri Ân, nhưng như thế chưa đủ. Ngoài những nội dung này, chúng ta còn sử dụng được những câu thơ, câu văn, câu đối khác để đối phương cảm nhận được thịnh tình và phục vụ nhu cầu trưng treo hàng ngày cho không gian trong căn phòng thêm ý nghĩa. (Thanh Phong sẽ chia sẻ một vài nội dung ở phần sau).
- Vì thư pháp bền, đẹp, và có thể sử dụng thời gian dài. Giống với một món quà mang ý nghĩa ghi nhớ luôn cần được thử thách qua thời gian.
5. Tranh thư pháp Tri Ân đẹp của Thanh Phong
<< Đang cập nhật >>
6. Có nên tự viết một bức thư pháp để tặng Tri ân người khác
Thông tin liên hệ:
Tiktok: www.tiktok.com/@thudao.com
Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)
Cảm ơn bạn đọc <3