Bàn về chữ Tâm trong cuộc sống xô bồ vạn biến

Chữ tâm thư pháp
Chữ Tâm của thầy Nguyễn Văn Khá
Bạn muốn tìm hiểu về chữ tâm trong cuộc sống? Bạn đang muốn tự lý giải cho cuộc đời của bản thân? Có lẽ bài viết này sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều điều.
Nếu các người thành tâm muốn biết, thì chúng tôi sẵn sàng trả lời ^^

Từ khi con người biết nhận thức về thế giới, chúng ta đã bắt đầu hiểu được phần nào đó về cuộc sống tự nhiên xoay quanh chúng ta. Trải qua thời gian, con người đã không ngừng đúc rút được ra những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu. Có thể nói rằng, các thế hệ con cháu của chúng ta càng ra đời nhiều thì khả năng nhận thức và cách chúng ta học hỏi cũng sẽ ngày một khác đi, nhanh hơn, hiệu quả hơn và tốt hơn.

Một phần là do sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên cũng chính vì sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ nhằm mục đích giao dục con người lại trở thành một con dao hai lưỡi khiến cho những đứa trẻ cũng dễ dàng vấp vào những tư tưởng lệch lạc, những cám dỗ đầu đời mà ở độ tuổi của chúng trước đây, ông cha ta chưa từng được biết tới.

Rõ ràng rằng để giữ cho được cái thiên lương, cái đức tính cao đẹp và quý giá mà con người chúng ta vẫn nhắc tới, vẫn hướng đến qua những bài nói, qua những câu chuyện, qua những bộ phim thì không những chúng ta chỉ hướng vào việc giáo dục nhân cách cho con trẻ, mà xa hơn nữa là việc chúng ta định hướng và tạo ra trong tâm hồn mỗi đứa bé một cái “Tâm” trong sáng, thánh thiện và luôn biết và luôn tìm tới những điều thực sự tốt đẹp trong cuộc sống.

Khổng Tử quan niệm về chữ “Tâm” chính là sự hội tụ của 03 yếu tố “Nhân, Trí, Dũng”. Về sau các học trò của ông lại phát triển thêm thành năm yếu tố “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” để thể hiện cho cái Tâm của một con người. Hay nói theo cách khác, để xây dựng được một cái Tâm thực sự trong sáng, thì một người phải chú ý học tập, trui rèn về những đạo lý, những lẽ phải vốn có mối quan hệ khăng khít và đan xen nhau.

Định nghĩa về chữ Tâm.

Thông qua những kiến giải ở trên, chữ Tâm có thể hiểu như một thứ nằm trong bản ngã của con người, được hình thành dựa trên sự nhận thức và được rèn luyện tạo dựng lên bởi những mối quan hệ, kinh nghiệm mà con người rút ra được trong cuộc sống.

Tâm là tâm hồn, là tâm lý, là tâm tính là những thứ thuộc về bên trong, nó không bộc lộ ra bên ngoài và có thể thay đổi theo thời gian.

Trong cuộc sống, con người đã đúc rút được ra nhiều kinh nghiệm để mô tả cho chữ Tâm thực sự. Ví như câu:
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
(Nếu như bạn nào chưa hiểu rõ ý nghĩa của câu nói này, tôi khuyên bạn nên đọc bài viết mà tôi đã giải thích rất rõ về định nghĩa cùng như vị trí, vai trò và tầm quan trọng của câu nói tại đường dẫn sau đây.)

Câu nói ấy thể hiện một cách rõ nét cho việc nên giữ cái tâm không thay đổi trong một cuộc sống xô bồ, hỗn độn.

Vậy thì tại sao chữ tâm lại quan trọng đến như vậy?

Cùng tìm hiểu một chút về sự ra đời của cái tâm và những yếu tố khác ảnh hưởng đến chữ “Tâm” của một con người. Các bạn có thể cùng xem một ví dụ như sau:

Câu chuyện số 1:

Một người nhìn thấy ông A rất ác độc, ông A mặc dù lừa đảo được rất nhiều người nhưng về sau lại bị mọi người tẩy chay, giết hại. Vì thế mà người này rút ra được một kết luận là nên sống cho thật tốt để người khác yêu quý.

Trải qua thời gian, người này bắt đầu học tập được những phương pháp và cách thức để lấy được thiện cảm trong xã hội, trở thành một người có tầm ảnh hưởng, được anh em, bạn bè nể trọng. Họ biết đến người này như là một người có “Tâm”.

Câu chuyện số 2:

Một người làm việc chăm chỉ ngày này qua ngày khác, được sếp đánh giá rất cao.  Một hôm, sếp thuê một ông già cố tình làm rơi một vài tờ tiền có giá trị, người này nhìn thấy bèn cầm lên chạy theo để trả lại cho ông già, sếp thấy thế, cho rằng người này là một người rất có “Tâm”.

Vậy rõ ràng rằng, cái Tâm của một con người thường được biết đến theo một ý nghĩa rất tốt đẹp, nhằm ám chỉ cách suy nghĩ và hành động của một người thuận theo tự nhiên và giúp ích được cho nhiều người khác, không làm hại người khác.

Những hành động và suy nghĩ đi ngược lại điều trên, người ta gọi đó là “Dã Tâm”.

Rõ ràng rằng: Chữ Tâm này được hình thành bởi

Chữ tâm thư pháp

Thứ nhất, yếu tố về cảm giác. 


Khi mà người đàn ông thấy kẻ gian hay lừa gạt người khác là một việc làm rất xấu, đánh bị lên án, đáng phải bài trừ thì cảm giác đầu tiên mà người ta cảm thấy đó chính là sự căm ghét, bực tức, khó chịu

Thứ hai, yếu tố tri giác.


Giống như việc phân định đâu là việc làm đúng đâu là việc làm sai, điều này khiến cho mỗi con người trở nên rõ ràng trong suy nghĩ và là cán cân để chúng ta lựa chọn xem đã đến lúc hành động để bài trừ cái xấu hay chưa

Thứ ba, yếu tố tư duy


Chính là lúc chúng ta suy nghĩ xem nên làm thế nào để giảm thiếu những cái xấu, từ bỏ những hành động sai trái hoặc những ý nghĩ không tốt đẹp để hướng đến những thứ tuyệt vời hơn.

Thứ tư, đó là sự tưởng tượng


Thứ khiến cho con người nhìn thấy trước tương lai, giúp cho con người áp dụng cùng với tư duy để tự răn dạy bản thân, tránh làm điều ác mà đi theo lẽ phải đễ không bị vướng vào những mối đe dọa trong tương lai.

Vì rằng cái Tâm nằm trong mỗi chúng ta nên chính bản thân chúng ta cũng như những người khác không bao giờ có thể thấy được rõ toàn bộ chân Tâm mà chúng ta đang nuôi dưỡng. Chữ Tâm này có tròn hay không, có trong sáng có đẹp đẽ hay không, có lẽ sẽ phải dựa vào sự rèn luyện và tu dưỡng của mỗi con người. Cổ nhân cũng có câu:
“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”
Chữ Tâm nằm trong cái bản tính “khó dời” ấy, và chính nó là một hạt nhân tạo nên bản tính của chúng ta. Bởi vậy mới nói, xây dựng được cái tâm trong trí sáng đã khó, tạo ra được bản tính thiện lương hoàn hảo lại càng khó hơn. Thế nhưng chẳng phải khó mà chúng ta không làm, hoặc cũng chẳng phải vì dễ mà chúng ta lại bỏ.

Bài viết này, tôi xin phép dừng lại ở đây, để những ai đang có những suy nghĩ giống như tôi hoặc tốt hơn có thể giúp tôi hoàn tất nó. Hãy để lại bình luận phía dưới bài viết hoặc trực tiếp liên hệ với tôi để cùng nhau trao đổi về điều này.

Thư pháp Thanh Phong thủ bút.

Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn