Hỏi đáp với người tự viết chữ thư pháp

Mấy ngày vừa qua có một bạn với nick name Thang Pham đã nhắn tin cho mình để hỏi một số kiến thức liên quan đến thư pháp, vì mình thấy cuộc trò chuyện này khá thú vị cũng như mình nghĩ rằng nó có thể giúp ích khá nhiều cho những người đang theo học thư pháp Việt nên mình quyết định đăng tải cuộc hội thoại giữa mình và bạn Thang Pham để mọi người cùng đọc và rút ra một số bài học trong quá trình luyện tập bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt.

Đối với những bạn đang muốn tự tạo chữ thư pháp theo ý muốn, bài viết này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong thời gian sắp tới đó.^^

Hỏi: Mình có cái này chưa hiểu mong bạn giúpCó rất nhiều loại dấuCó nhiều người chỉ đóng 1-2-3 dấu gì đó, mình chỉ biết 1 loại là tên mình còn những dấu khác có tác dụng gì và đc sử dụng như nào koVà nữaBạn có thể cho mình xem 1 vài tác phẩm có nhàn chương y chương và danh chương đc ko ,và như nào thì đẹp đc koKhi nào bạn rảnh mong bạn chỉ giúp nhé

Hỏi đáp với người tự viết chữ thư pháp
Vị trí các ấn chương trong một tác phẩm
Trả lời: Như mình giới thiệu với bạn thì trong thư pháp có 3 loại dấu
nhàn - yêu - danh, mỗi loại có một công dụng riêng nhưng ko phải ai cũng đóng. Có người chỉ đóng 1 dấu như bạn nói, có người đóng cả 3.
Tác dụng của nó là cung cấp thông tin cho người xem và để chống làm giả
bên cạnh đó làm đẹp thêm cho tác phẩm
có những con dấu sau khi được làm xong tác giả tự tay vứt xuống đất để tạo độ xước đặc trưng
mà rất khó có thể làm giả
hoặc có người dùng chính dấu tay để làm yêu chương
như mình đây
Dấu của Thư pháp Thanh Phong
Dấu của Thư pháp Thanh Phong

Hỏi: Tạo xước là như nào cụ thể hơn đc ko

Còn để nói đóng ấn như thế nào cho đẹp thì phải do cảm quan người đóng. Đóng ấn quá gần làm rối bố cục, quá xa làm loãng bố cục, dẫn đến tác phẩm thất bại
tức nghĩa là con ấn bình thường người ta có thể khắc lại y nguyên được
nhưng vết xước hoặc vết nứt ở góc của con ấn thì rất khó có thể làm giả
vì có đập cả ngàn lần chưa chắc đã ra được một vết nứt y hệt, mà có khắc thì cũng ko được

Hỏi: Mình thấy dấu có nhiều loại nhìn chẳng hiểu gì cả, nó có tác dụng gì vậyKhắc bằng chữ hán phải ko bạn

Về loại ấn thì lại chia làm nhiều thể
âm bản, dương bản, lưỡng thể
hoa thể...nếu khắc bằng chữ thì cũng tùy bạn ạ
có thể khắc chữ Hán hoặc chữ Việt
thường dùng thể triện để khắc
có nhiều người chỉ có hình (họa thể)
như chỉ khắc mỗi đầu cây bút
như ấn của mình

Hỏi: Nhưng mình có thấy trên tác phẩm của bạn đâu

Cái đó thì lại tùy vào tác giả
một tác giả có rất nhiều ấn
có thể có từ 1 đến hàng trăm ấn
và cũng tùy kích cỡ tác phẩm mà đóng ấn theo cảm quan
ấn thì lại có nhiều kích cỡ
không phải bức nào cũng dùng ấn to được
Ở các tác phẩm nhỏ như cái lì xì, thì chẳng ai đóng cả 3 thứ ấn vào đó cả

Hỏi: Thế dấu d chương cũng khắc tên mình à

Không nhất thiết bạn ạ
nhưng khuyên bạn nên để tên mình
hoặc dùng hình ảnh nào đó đại diện cho mình
có ai lại ngớ ngẩn đem khắc tên người khác lên tác phẩm của mình đúng không?

Hỏi: Giống như kiểu ấn riêng của mình phải không?

đúng vậy
giống kiểu logo các thương hiệu ấy
có thương hiệu để tên như adidas, cocacola
có thương hiệu chỉ lấy mỗi cái hình ko như của apple ấy
và nó cũng phân ra theo hình thức như vuông, tròn, ô van, ... nữa

Hỏi: Nhàn chương thì mình có thể khắc như hồn chữ việt hoặc tên địa danh như hội an hay gì đó cũng đc có phải ko bạnCó nhất thiết phải dùng các hình vuông tròn hay ô van theo tác phẩm khác nhau ko hay là hình gì cũng đc

Hay chỉ cần to nhỏ tùy kích thước tác phẩm

Tùy bạn ạ, bạn có thể khắc hình gì, dấu gì cũng được. Tuy nhiên khi đóng vào tác phẩm phải bảo đảm sự hài hòa và logic
không nên phổ thông quá: như tên "Hội An", "Thư pháp Nam Định'...
Tốt nhất nhàn chương nên để tên hội quán của mình (nếu muốn đại diện nhóm)
hoặc hình ảnh đại diện cho bản thân, để đảm bảo giúp người khác nhớ đến bạn.
chứ người ta xem cả trăm tác phẩm cái mong muốn nhất của người thư pháp gia là khiến cho người xem nhớ đến mình
bạn lấy nội dung chung chung quá hoặc hình ảnh chung chung thì cũng được, nhưng thực ra theo mình thì không tốt


Gợi ý đọc thêm bài viết: Con triện, con dấu trong thư pháp

Hỏi:Bạn góp ý về chữ của mình nhé, bạn thấy có ổn không, có phải chỉnh sửa gì không để mình chỉ theo 1 kiểu chữ như này thôi?

Thực ra hiện giờ để mà nói xấu đẹp thì tùy từng người bạn ạ
thư pháp Việt đang trong giai đoạn "loạn thư pháp"
vì người dân hiện tại chưa hiểu và chưa rõ về thư pháp nhiều
nên nhiều người vung bút bừa bãi vẫn được khen ngợi
thế nhưng nếu nhìn theo con mắt của những người có chuyên môn
mình nghĩ bạn nên tập thêm bút pháp căn bản
nhiều người bỏ qua phần này nên chữ không thể phát triển thêm
và sớm muộn gì cũng bị đào thải
do trình độ người dân ngày một cao
do bản thân đã quen với cách vận bút cũ nên khó sửa
và do những nhà thư pháp khác tiến bộ không ngừng
thế nên mình khuyên bạn như vậy để bạn hình dung và xác định cho mình phương pháp rèn luyện thư pháp tốt nhất.

Hỏi: Mình tự học không ai dậy nên hơi khó

bạn lên trang fanpage của mình có định cái video của anh Đăng Học ấy
trong phần 1 bút pháp căn bản
luyện thật kỹ phần đó

Hỏi: Ở chỗ mình có ai dạy không bạn nhỉ

Thư pháp tại Quảng Ninh thì mình chưa biết ai dạy cả bạn ạ
mà có dạy thì cũng chỉ là những người bình thường không ai đảm bảo chuyên môn
cái khó của thư pháp Việt hiện nay là như thế

Hỏi: Thế thì phải tự cố gắng thôi

Đúng như vậy
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn