Làm gương và nêu gương khi phát triển nhóm

Làm gương và nêu gương khi phát triển nhóm

Suốt một quá trình học tập và rèn luyện, tôi nhận ra một vài điểm quan trọng trong công tác quản lý. Đó là thái độ và hanh vi liên quan đến việc làm gương và nêu gương, tôi nghĩ rằng, những bản trẻ nào đã, đang và sẽ trở thành những người quản trị, những người lãnh đạo thì đều cần phải biết điều này, vì đó là tiền đề để giúp các bạn có được sự tôn trọng từ những người dưới quyền.

I. Tại sao phải làm gương?

Trước hết, để cho rõ mọi vấn đề, hãy tự hỏi mình xem sẽ thế nào nếu như chúng ta đi học muộn, không làm bài tập về nhà và ngủ gật lại đi nhắc những học viên khác trong lớp không được đi học muộn, phải làm bài tập về nhà và không được ngủ gật? Rõ ràng là sẽ rất khó để người khác có thể kính trọng và làm việc cùng bạn một cách có trách nhiệm. 

Tất cả mọi người ai cũng đều đáng được tôn trọng và ai cũng muốn rằng mình sẽ trở thành tâm điểm, đây cũng là một lí do và là một trong những bức bình phong khiến cho những người quản lí như bạn và tôi gặp khó khăn trong việc nhắc nhở những người này nên làm gì và không nên làm gì. Vì thứ nhất, chúng ta chưa phải là người mà họ cảm thấy là đáng tin tưởng, thông qua những việc mà chúng ta làm những gì mà chúng ta thể hiện sẽ quyết định xem người đó có tôn trọng chúng ta hay không. Làm gương và nêu gương chính là hai phương pháp để bạn làm được điều ấy.

Làm gương là chính bạn phải làm mẫu, phải là người đi đầu trong những hoạt động, các phong trào nếu muốn hô hào anh em hăng hái và nhiệt tình, hoặc phải là người lao vào học tập một cách chăm chỉ nếu như muốn hô hào cả lớp phát động phong trào học tập. Những người nhìn thấy bạn làm việc đó sẽ nhìn nhận và đánh giá con người của bạn, và đừng hy vọng rằng họ sẽ tin bạn ngay, chỉ khi nào bạn giành được một thành quả nào đó từ công việc ấy thì mọi việc mới có thể trở nên tốt đẹp hơn, hình ảnh của bạn trong mắt người khác mới trở nên trong và sáng. Chúng ta không thể nào chỉ học tập một hai buổi sau đó cả tuần bỏ dở và đi chơi rồi gào thét là tôi đã làm gương rồi, tại sao mọi người không kính trọng, không làm theo tôi? Rõ ràng là về số lượng bạn chưa thực hiện đầy đủ để đạt được sự chuyển đổi về chất. Cái mà mọi người muốn thấy ở đây là một học sinh nhờ học hỏi và học tập không ngừng từ kém trở thành một học sinh có thành tích cao trong học tập và từ đó gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Đó mới chính là điều mà người khác mong chờ ở bạn. 

II. Thế còn nêu gương thì sao? 

Nêu gương chính là việc chúng ta đánh giá và tuyên truyền cho người khác thấy được những cố gắng của ai đó. Sau một thời gian dài nỗ lực, chúng ta thốt lên rằng “Chà, cái Nhung dạo này học chăm đáo để!” hay “Tôi thấy cậu ấy ngày nào cũng đọc sách”. Đó là một cách nhắc nhở khéo những người khác và nó có được hai tác dụng. Thứ nhất, nó khiến cho người khác chú ý đến đối tượng mà mình đề cập, thứ hai nó khiến cho người đó tự đánh giá lại bản thân mình. Và nếu như chúng ta biết kết hợp tốt hai yếu tố này, chúng ta sẽ tạo nên được một tập thể cực kì mạnh với những tố chất mà chúng ta mong muốn hướng đến.

Muốn đoàn kết, hãy trở thành người biết đoàn kết mọi người và nêu gương những người có tinh thần ấy. Muốn mọi người chăm học, hãy trở thành người chăm học và ngợi ca những người học chăm. Còn nếu muốn trở thành những gã du côn và côn đồ, thì có thể hãy tìm một ai đó và đấm vào mặt nó (tôi nói đùa đấy). 

Nhưng kết lại thì nếu như ai đó cố tính không đếm xỉa đến những công việc mà bạn đang làm thì cũng đừng để ý, vì học chăm hay đoàn kết là những thứ mà chúng ta mong muốn có được trong tập thể và nó nằm trong những cá nhân có phẩm chất và đạo đức tuyệt vời. Những hạng không thấy được điều ấy mà vẫn mù quáng với những trò chơi điện tử, đánh nhau, la ó thì tốt nhất cứ nên chừa nó ra vì cuối cùng, ngưu tầm ngưu mã tầm mã, người thành công sẽ chơi với nhau và kẻ thất bại sẽ chơi với nhau ấy mà. Thêm nữa là người ta cũng có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đừng để cho những lọ mực làm bạn bị vấy bẩn. Trong trường hợp bạn là ngọn đèn, hãy cố gắng để thắp sáng những lọ mực và nếu như không thể ngăn cản được cái ác, thì tốt nhất là hãy tránh nó ra. Người tốt luôn ở quanh ta và có lẽ là tôi hơi lan man, nhưng tóm lại, hãy làm một tấm gương sáng, một tấm gương trong để cuộc đời chúng ta cũng có thêm những con người trong sáng.

Thư pháp Thanh Phong | Viết thư pháp
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn