Bình tĩnh, tự tin, không cay cú

Môi trường nào cũng vậy, đôi khi bạn không thể nào tránh khỏi việc bắt gặp những cảnh ức chế, tai ương hay những lúc phải đổi diện với những khó khăn, thử thách. Trong những hoàn cảnh nhất định, những môi trường nhất định, những sự vật, sự việc diễn ra hết sức khác nhau. Tuy vậy, cho dù có thế nào đi chăng nữa, hãy luôn ghi nhớ trong mình câu thần chú: “ Bình tĩnh, tự tin và không cay cú”
Bình tĩnh, tự tin, không cay cú
Bình tĩnh, tự tin và không nên cay cú
Sự thật có thể nói là chiều nay ức chế vãi *beep*. Xin lỗi mọi người, hơi bậy một tý nhưng mà chơi trận bóng chuyền, mấy thằng trong đội không hiểu ý nhau, thua lãng xẹt vô cùng. Nhìn đội chúng nó hú hét trêu ngươi mà tức lộn cả máu. Bạn có thấy hình ảnh ấy quen không? Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã từng trải qua những lúc nóng máu, điên tiết lên khi gặp phải sự cố, thất bại,  chuyện này hay chuyện khác. Bản thân tôi cũng vậy, đôi lúc cũng điên tiết lên mà không thể kiềm chế nổi bản thân. Những lúc như thế, và sau khi hành động nóng nảy, tôi đều nhận ra được rất nhiều bài học từ những điều mà tôi đã làm. Bạn có thể nóng nảy cũng được, bực tức cũng được, bạn cứ đập, cứ phá đi, nhưng thử hỏi một điều, liệu làm như thế có giúp bạn giải quyết được vấn đề hay không. Trừ cái trường hợp bạn phải hạ gục thằng khác để lọt vào vòng trong giải đấm bốc hay những việc đại loại thế thì mình nghĩ việc bạn đập phá và tiên tiết lên đôi lúc chẳng giúp bạn được nhiều. Ngay cả trong trường hợp mình vừa kể.
Vậy khi nào bạn nên nóng máu, và cáu bẳn.
Bạn chỉ nên tỏ ra bực dọc, điên tiết, mất bình tĩnh, mất tự tin, và cay cú với những đối tượng thực sự cần đến điều ấy.
Thứ nhất, đối với những thằng ngu học.
Thứ hai, đối với những thằng cũng mất bình tĩnh, và mất tự tin. Đôi khi bạn làm như thế, điên hơn nó, mất bình tĩnh hơn nó, bạn sẽ cảm thấy nó chẳng là cái thá gì đối với bạn (Đôi khi nó sẽ dẫn đến cảnh tượng đấm nhau, nhưng không sao đâu, sống thì đôi lúc cũng phải máu một chút).
Bình tĩnh, tự tin, không cay cú
Bạn chỉ nên cáu bẳn nếu nó thực sự có ý nghĩa với bạn
Nhìn chung lại thì việc gì thì việc, bạn cũng nên đặt ra ba câu hỏi.
Thứ nhất, bạn làm điều đó thì nó sẽ giúp được gì cho bạn, hay nó có ý nghĩa gì đối với bạn? Đôi khi, điều ấy sẽ giúp bạn có thêm động lực để làm việc một cách mạnh mẽ, dứt khoát và quyết đoán đến bất ngờ trước con mắt sững sỡ của đám bạn.
Thứ hai, bạn có đủ sức để làm điều ấy hay không? (Nếu như bạn nổi khùng lên với một thằng đô con cũng đang mất bình tĩnh, phần trăm nhiều là bạn sẽ bị ăn đòn.)
Thứ ba, bạn có thực sự muốn điều ấy xảy ra hay không?
Ba điều này có quan hệ mật thiết với nhau. Đôi khi bạn vẫn có thể “thét vào mặt thằng đô con” nếu như bạn thực sự muốn (mình đâu có cấm) và nếu như thực sự việc đó là có ý nghĩa đối với bạn (ví như lúc bạn muốn bảo vể người yêu của mình…).

Cuộc sống sẽ trở nên thú vị nếu như chúng ta suy nghĩ trước khi hành động, và rút ra các được các bài học sau những việc mà chúng ta đã làm. Đừng nên làm mà không nghĩ, như thế chỉ giống với lũ trẻ con giành nhau một món đồ chơi mà thôi. Những lúc như thế, hãy tiến lại gần và nói với chúng “Này mấy đứa! Bình tĩnh, tự tin, không cay cú nhé”… Và giật đồ chơi của chúng nó! 
Nguồn: Thư pháp Thanh Phong | Dịch vụ ông đồ
Thanh Phong

Xin chào các bạn, mình là một người thích viết lách và chia sẻ kinh nghiệm

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn